Chính thức bỏ chế độ biên chế suốt đời với viên chức từ 01/7/2020

Để chấn chỉnh tránh tình trạng chây ỳ, lười đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức được Quốc hội thông qua chiều ngày 25/11/2019 có nhiều điểm thay đổi mới.

Với 88,2% phiếu tán thành, phương án về việc thực hiện hợp đồng làm việc với viên chức theo hướng “bỏ biên chế suốt đời” chính thức được thông qua.


Chính thức bỏ chế độ biên chế suốt đời với viên chức từ năm 2020 (Ảnh minh họa)

Theo đó, vẫn giữ nguyên hai loại hợp đồng làm việc là không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Tuy nhiên, hợp đồng không xác định thời hạn hay “chế độ biên chế suốt đời” chỉ còn được áp dụng với 03 trường hợp sau:

- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;

- Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;

- Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Đồng thời, đối với những viên chức mới trúng tuyển từ ngày 01/7/2020 thì đều phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn với khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.

Như vậy, việc sửa đổi, bổ sung quy định này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 26-NQ/TW về công tác cán bộ. Tại Nghị quyết này, Bộ Chính trị nhấn mạnh sẽ tiến tới xóa bỏ hoàn toàn chế độ biên chế suốt đời với viên chức.

>> Vẫn kỷ luật công chức đã nghỉ hưu: Đã hết thời hạ cánh an toàn

Nguyễn Hương

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từng bị tạm giữ điều tra có được thi công chức?

Một trong những điều kiện quan trọng để công dân Việt Nam được thi công chức chính là phải có lý lịch rõ ràng và phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. Vậy trường hợp đã từng bị tạm giữ điều tra có được thi công chức không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.