6 chính sách mới về công chức, viên chức áp dụng tháng 11/2020

Trong tháng 11/2020, nhiều văn bản quan trọng liên quan đến công chức, viên chức chính thức có hiệu lực. Dưới đây là tổng hợp của LuatVietnam về các chính sách mới có hiệu lực trong tháng tới áp dụng với các đối tượng này.

Giáo viên mầm non hợp đồng hưởng chế độ viên chức đến hết 2021

Từ ngày 01/11/2020, Nghị định 105/2020/NĐ-CP về chính sách phát triển giáo dục mầm non chính thức có hiệu lực.

Nghị định quy định chính sách đối với giáo viên mầm non làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong định mức giáo viên được phê duyệt ở các trường mầm non công lập sẽ được hưởng chế độ như viên chức (hạng IV) đến hết năm 2021.

Ngoài ra, giáo viên mầm non đang làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp sẽ được hỗ trợ tối thiểu 800.000 đồng/tháng, nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Có trình độ chuẩn đào tạo chức danh giáo viên mầm non theo quy định;

- Có hợp đồng lao động với người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục

- Trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ tại lớp mẫu giáo có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.


Thêm tiêu chí phân loại vị trí việc làm của viên chức từ 15/11

Ngày 15/11/2020 là thời điểm có hiệu lực của Nghị định 106/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Một trong những điểm mới của Nghị định này là thêm tiêu chí phân loại vị trí việc làm. Cụ thể, ngoài phân loại theo khối lượng công việc như trước, từ 15/11/2020, vị trí việc làm của công chức còn được phân theo tính chất, nội dung công việc, gồm:

+ Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý;

+ Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành;

+ Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung

+ Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.

6 chính sách mới về công chức, viên chức áp dụng tháng 11/2020

6 chính sách mới về công chức, viên chức áp dụng tháng 11/2020 (Ảnh minh họa)


Giảm 1 phó phòng ở cơ quan chuyên môn cấp huyện

Nghị định 108/2020/NĐ-CP về tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện sẽ có hiệu lực từ ngày 25/11/2020.

Nghị định này nhấn mạnh: Tại các cơ quan chuyên môn cấp huyện, bình quân mỗi phòng sẽ có 02 Phó Trưởng phòng (trước đây quy định tối đa 03 Phó Trưởng phòng).

Căn cứ số lượng phòng chuyên môn được thành lập và tổng số lượng Phó Trưởng phòng, UBND cấp huyện quyết định cụ thể số lượng Phó Trưởng phòng của từng phòng chuyên môn cho phù hợp.

Tinh thần của Nghị định này là không sáp nhập các cơ quan chuyên môn ở cấp huyện như đang thí điểm hiện nay. Các địa phương đã thí điểm hợp nhất, sáp nhập tổng kết việc thực hiện thí điểm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.


Tăng số lượng Phó Giám đốc Sở từ ngày 25/11

Cũng có hiệu lực từ ngày 25/11/2020 là Nghị định 107/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.

Nghị định này quy định bình quân mỗi Sở có 03 Phó Giám đốc (trước đây quy định số lượng Phó Giám đốc Sở không quá 03 người).

Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài tổng số lượng Phó Giám đốc theo quy định tính bình quân chung thì mỗi thành phố được tăng thêm không quá 10 Phó Giám đốc (trước đây, số lượng Phó Giám đốc các Sở thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không quá 04 người).


Giáo viên được sử dụng điện thoại trong giờ

Từ ngày 01/11/2020, Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức được áp dụng.

Theo Điều lệ, giáo viên không còn cấm bị sử dụng điện thoại khi đang giảng dạy trên lớp. Đồng thời, học sinh cũng được phép sử dụng điện thoại trong giờ để phục vụ cho việc học tập và phải được giáo viên cho phép. Do đó, giáo viên cũng cần phải giám sát việc sử dụng điện thoại của học sinh.

Các loại sổ, sách của giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông cũng được giảm bớt từ 01/11/2020, chỉ còn: Kế hoạch giáo dục của giáo viên theo năm học; Kế hoạch bài dạy (giáo án); Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.


Lương giảng viên cao đẳng sư phạm cao nhất gần 12 triệu/tháng

Từ ngày 20/11/2020, việc bổ nhiệm, xếp lương đối với giáo viên giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập sẽ được áp dụng theo Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT.

Theo đó, mức lương của giảng viên cao đẳng sư phạm như sau:

- Giảng viên cao cấp: Hệ số lương từ 6.2 đến 8.0 (tương ứng mức lương từ hơn 9,2 - 11,92 triệu đồng/tháng);

- Giảng viên chính: Hệ số lương từ 4.4 đến 6.78 (tương ứng mức lương từ 6,5 - hơn 10 triệu đồng/tháng)

- Giảng viên hạng III: Hệ số lương từ 2.34 đến 4.98 (tương ứng mức lương từ 3,4 - hơn 7,4 triệu đồng/tháng).

Ngoài ra, Thông tư 36/2020/TT-BGDĐT cũng có hiệu lực từ 20/11/2020 quy định thời gian làm việc của giảng viên trường cao đẳng sư phạm là 44 tuần (tương đương 1.760 giờ hành chính). 

>> Mức lương cơ sở năm 2021 của cán bộ, công chức, viên chức thế nào? 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.

5 quy định mới từ 01/11/2020 giáo viên cấp 2, cấp 3 cần biết

5 quy định mới từ 01/11/2020 giáo viên cấp 2, cấp 3 cần biết

5 quy định mới từ 01/11/2020 giáo viên cấp 2, cấp 3 cần biết

Ngày 15/9/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT. Dưới đây là 05 quy định giáo viên trường trung học cơ sở, trung học phổ thông cần lưu ý.