Từ 01/7/2020, hàng loạt chính sách mới ảnh hưởng đến công chức

Chỉ còn chưa đến một tuần nữa là đến ngày 01/7/2020 - ngày có nhiều chính sách mới, quan trọng ảnh hưởng đến hầu hết công chức trên cả nước. Dưới đây là tổng hợp 06 chính sách có ảnh hưởng lớn nhất đến đối tượng công chức từ 01/7/2020.


1/ Giữ nguyên lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng

Tại Nghị quyết số 86/2019/QH14, Quốc hội đã “chốt” tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, ngày 19/6/2020, tại Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội lại “chốt” chưa tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2020.

Do vậy, từ 01/7/2020 tới đây, lương của công chức vẫn được tính theo mức lương cơ sở đang áp dụng hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng. Kéo theo đó, lương và phụ cấp của công chức cũng không thay đổi so với hiện nay.

Xem thêm

Từ 01/7/2020, hàng loạt chính sách mới ảnh hưởng đến công chức

Từ 01/7/2020, hàng loạt chính sách mới ảnh hưởng đến công chức (Ảnh minh họa)

2/ Nhiều người sẽ không còn là công chức

Thời điểm 01/7/2020 không chỉ là thời điểm không tăng lương cơ sở mà đây còn là thời điểm Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019 chính thức có hiệu lực.

Một trong những quy định nổi bật của Luật năm 2019 là “thu hẹp” đối tượng là công chức. Theo đó, tại khoản 1 Điều 1 Luật năm 2019 đã “loại” lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập ra khỏi danh sách công chức.

Đáng nói, công chức hiện đang giữ các chức vụ  trên sẽ tiếp tục được hưởng chế độ, chính sách… của công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ đang đảm nhiệm.

Xem thêm

3/ Công chức phải kiểm định chất lượng đầu vào

Về việc thi tuyển công chức, Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định:

Thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào công chức để các địa phương, cơ quan, đơn vị lựa chọn, tuyển dụng theo yêu cầu, nhiệm vụ

Để cụ thể hóa chủ trương nay, khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi 2019 đã bổ sung quy định kiểm định chất lượng đầu với những đối tượng phải thi tuyển vào công chức. Theo đó, những ai phải thi tuyển công chức đề phải thực hiện kiểm định đầu vào.

Lộ trình cụ thể của việc này được quy định tại dự thảo Đề án về việc kiểm định hiện đang được lấy ý kiến. Có thể xem kiểm định đầu vào công chức tương đương với việc thi tuyển vòng 1 của kỳ thi tuyển công chức hiện nay theo quy định tại Nghị định 161 năm 2018.

Xem thêm

Công chức phải nắm được nhiều quy định mới từ 01/7/2020

Công chức phải nắm được nhiều quy định mới từ 01/7/2020 (Ảnh minh họa)

4/ “Mở” hơn trong việc tuyển dụng công chức?

Hiện nay, Điều 37 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển trừ trường hợp duy nhất là có đủ điều kiện thi tuyển, cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số…

Theo đó, việc xét tuyển cũng như các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức chỉ được nêu tại các Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Tuy nhiên, đến Luật 2019, các quy định này chính thức được đưa vào Luật.

Cụ thể, khoản 5 Điều 1 Luật 2019 đã liệt kê các trường hợp được xét tuyển và các trường hợp được tiếp nhận đặc biệt vào công chức gồm:

- Xét tuyển: Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng; Người học theo chế độ cử tuyển, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương;

- Tiếp nhận đặc biệt: Viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập; cán bộ, công chức cấp xã…

Xem thêm: Thi tuyển công chức: Cập nhật 7 quy định mới nhất

5/ Kỷ luật công chức - nhiều quy định mới được áp dụng

Một trong những điểm mới không thể không kể đến sẽ chính thức được áp dụng từ ngày 01/7/2020 là những thay đổi trong việc xem xét kỷ luật công chức. Đặc biệt là quy định về việc kỷ luật công chức đã về hưu.

Ngoài ra, một số điểm mới đáng chú ý khác về việc kỷ luật công chức được nêu tại Luật năm 2019 gồm:

- 4 trường hợp công chức sẽ bị “kỷ luật bất cứ lúc nào”;

- Vẫn xem xét bổ nhiệm lại những công chức đã bị kỷ luật;

- Thêm hình thức kỷ luật công chức không hoàn thành nhiệm vụ’

- Công chức tham nhũng đương nhiên bị thôi việc…

Xem thêm

01/7/2020 là thời điểm quan trọng với mỗi công chức01/7/2020 là thời điểm quan trọng với mỗi công chức (Ảnh minh họa)

6/ Hàng loạt quy định mới về ngạch công chức được áp dụng

Nếu hiện nay, ngạch công chức chỉ gồm 04 nhóm ngạch là chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự và nhân viên thì từ 01/7/2020, Luật sửa đổi năm 2019 đã bổ sung thêm một ngạch nữa là “ngạch khác theo quy định của Chính phủ”.

Theo đó, việc phân loại, đánh giá công chức cũng bổ sung thêm một ngạch mới cùng với 04 cách xếp loại tương đương với 04 nhóm ngạch đã nêu ở trên.

Cũng quy định về ngạch, Luật năm 2019 đã sửa đổi, bổ sung về điều kiện để nâng ngạch công chức theo hướng chi tiết và có hệ thống hơn. Do đó, để được nâng ngạch, điều kiện xét sẽ được “siết chặt” hơn so với bây giờ. Qua đó, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hơn so với hiện nay.

Xem thêm

Trên đây là tổng hợp 06 điểm nổi bật ảnh hưởng đến mọi công chức từ ngày 01/7/2020 - ngày Luật Cán bộ, công chức chính thức có hiệu lực. Ngoài ra, độc giả có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quát hơn về Luật này.

>> Điểm mới nổi bật của Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.