[CẬP NHẬT] Công chức những tỉnh, thành nào có thu nhập tăng thêm?

Ngoài lương và phụ cấp, nhiều tỉnh thành còn được áp dụng cơ chế thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức. Đó là những tỉnh, thành nào?

1. Thành phố Hồ Chí Minh 

Vào cuối năm 2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Chí Minh.

Một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết này là cho phép Hội đồng nhân dân Thành phố được quyền bố trí ngân sách Thành phố để chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức với mức không quá 1,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ.

Vừa qua, với việc ban hành ra Nghị quyết 69, Quốc hội khóa 15 cho phép thành phố Hồ Chí Minh được tiếp tục thực hiện chính sách thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 54 trước đây, cho dù sắp tới, Nghị quyết 54 sẽ được thay thế bằng Nghị quyết mới.
thu-nhap-tang-them-cho-can-bo-cong-chuc
Công chức TP. Hồ Chí Minh được tiếp tục áp dụng chính sách thu nhập tăng thêm (Ảnh minh họa)


2. Hà Nội - dự kiến áp dụng thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức


Trước tình trạng đông đảo cán bộ, công chức và viên chức trên địa bàn nghỉ việc, thôi việc, một phần nguyên nhân là do có mức thu nhập chưa tương xứng, vừa qua, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra Công văn số 3256 nhằm khắc phục tình trạng này.

Tại Công văn này, Ủy ban nhân dân Thành phố giao cho Sở Tài chính nghiên cứu xây dựng cơ chế, định mức khóan chi thường xuyên, thực hiện thí điểm chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị của Thành phố.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là chủ trương của Thành phố về chính sách thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức, hiện chưa có văn bản chính thức áp dụng chính sách này.


3. Thành phố Cần Thơ

Đầu năm 2022, Quốc hội cũng đã ra Nghị quyết số 45 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Cần Thơ. Theo Nghị quyết này, Quốc hội thống nhất cho phép Cần Thơ được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn theo hiệu quả công việc, tối đa không quá 0,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ hoặc mức lương theo vị trí vị làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo.

Chính sách này bắt đầu áp dụng từ ngày 01/3/2022 và được thực hiện trong vòng 05 năm, tức là đến ngày 01/3/2027.


4. Thành phố Hải Phòng

Cán bộ, công chức, viên chức Thành phố hoa phượng đỏ cũng là đội ngũ được hưởng chính sách thu nhập bình quân tăng thêm. Cụ thể, tại Nghị quyết số 35 năm 2021, Quốc hội cũng đồng ý cho Hải phòng được thí điểm áp dụng cơ chế đặc thù từ 01/01/2022 đến 01/01/2027.

Tương tự như Cần Thơ, cán bộ, công chức, viên chức của Hải Phòng cũng sẽ được tăng mức thu nhập lên không quá 0,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ hoặc mức lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo.

Trên đây là 04 tỉnh thành áp dụng chính sách thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức, viên chức. Như vậy, so với mặt bằng mức thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước thì mức thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức các tỉnh thành trên thường cao hơn.
Tại Nghị quyết 27/NQ-TW, Bộ Chính trị khẳng định:
"Mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý"










Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?