Sĩ quan quân đội được hưởng chế độ nghỉ thế nào?

Chế độ nghỉ của sĩ quan quân đội mới nhất được pháp luật quy định như thế nào. Tại bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ trình bày cụ thể vấn đề này.

1. Các chế độ nghỉ của sĩ quan quân đội gồm những gì?

Sĩ quan tại ngũ trong quân đội hiện đang áp dụng chế độ nghỉ của Thông tư 153/2017/TT-BQP. Theo đó, chế độ nghỉ của sĩ quan quân đội gồm:

  • Nghỉ phép hằng năm
  • Nghỉ phép đặc biệt
  • Nghỉ lễ Tết
  • Nghỉ an điều dưỡng
  • Nghỉ hằng tuần
  • Nghỉ chuẩn bị hưu

(căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 153/2017/TT-BQP)

Đặc biệt, trong thời gian nghỉ nêu trên, sĩ quan quân đội sẽ được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp, được thanh toán tiền nghỉ phép gồm tiền đi lại, phụ cấp đi đường, chi trả tiền lương nếu chưa nghỉ hoặc nghỉ chưa hết số ngày nghỉ phép năm…

Sĩ quan quân đội có 6 chế độ nghỉ
Sĩ quan quân đội có 6 chế độ nghỉ (Ảnh minh hoạ)

2. Chi tiết các chế độ nghỉ của sĩ quan quân đội

2.1 Nghỉ phép hằng năm

Chế độ nghỉ phép hằng năm được quy định tại Điều 4 Thông tư 153/2017/TT-BQP. Theo đó, căn cứ vào năm công tác để quyết định số ngày được nghỉ phép hằng năm:

- Được nghỉ 20 ngày phép: Công tác dưới 15 năm.

- Được nghỉ phép 25 ngày: Công tác từ đủ 15 năm - dưới 25 năm.

- Được nghỉ 30 ngày phép: Công tác từ đủ 25 năm trở lên:

- Được nghỉ thêm:

STT

Thời gian nghỉ thêm

Trường hợp

1

10 ngày

- Đóng quân xa gia đình ≥ 500 km;

- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới xa gia đình ≥ 300 km;

- Đóng quân quần đảo Trường Sa, DK.

2

05 ngày

- Đóng quân xa gia đình từ 300 - dưới 500 km;

- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới xa gia đình ≥ 200 km và có hệ số khu vực ≥ 0,5;

- Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.

Lưu ý: Những sĩ quan được nghỉ thêm trong các trường hợp trên sẽ được xem xét và quyết định cho nghỉ bù phép năm trước nếu do nhiệm vụ yêu cầu mà không thể nghỉ phép năm được. Và thời gian đi đường không tính vào số ngày được nghỉ phép hằng năm.

Để được thanh toán, sĩ quan cần thực hiện theo thủ tục nêu tại Điều 4 Thông tư 12/2012/TT-BQP:

- Chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

  • Đơn đề nghị thanh toán.
  • Quyết định về việc giải quyết chi trả tiền lương cho những ngày chưa nghỉ phép hoặc phê duyệt của chủ tài khoản cấp Bộ, danh sách chi trả lương những ngày chưa nghỉ của đơn vị.

- Cách thức chi trả: Chi trả một lần trong năm.

- Mức chi trả: Số tiền được chi trả = (Mức tiền lương cấp bậc + các khoản phụ cấp chức vụ, thâm niên nghề, khu vực, thâm niên vượt khung) : 22 ngày x số ngày được thanh toán.

2.2 Nghỉ phép đặc biệt

Đây cũng là một trong những chế độ nghỉ của sĩ quan quân đội đặc thù. Theo đó, sĩ quan quân đội còn được hưởng chế độ nghỉ phép đặc biệt. Theo đó, căn cứ Điều 5 Thông tư 153, sĩ quan quân đội còn được nghỉ không quá 10 ngày/lần với các trường hợp sau đây:

- Bản thân hoặc con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn;

- Bố mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp cả bên chồng và bên vợ, vợ/chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp ốm nặng, bị tai nạn rủi ro, hy sinh, từ trần hoặc bị hậu quả thiên tai nặng nề.

Sĩ quan quân đội có 12 ngày nghỉ lễ, Tết trong năm
Sĩ quan quân đội có 12 ngày nghỉ lễ, Tết trong năm (Ảnh minh hoạ)

2.3 Nghỉ ngày lễ, Tết

Ngoài những ngày nghỉ lễ, Tết như quy định của Bộ luật Lao động, sĩ quan quân đội còn được nghỉ ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12). Theo đó, sĩ quan được nghỉ lễ, Tết những ngày sau đây:

-  Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01);

- Tết Âm lịch: 05 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30/4);

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01/5);

- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/9 và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10/3 ÂL).

- Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12).

2.4 Nghỉ hằng tuần

Sĩ quan được nghỉ hằng tuần vào ngày thứ Bảy và Chủ nhật. Riêng các đơn vị thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện hoặc do yêu cầu của nhiệm vụ thì sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để bố trí nghỉ phù hợp (Điều 8 Thông tư 153/2017/TT-BQP).

2.5 Nghỉ chuẩn bị hưu

Đây là một trong những chế độ nghỉ đặc thù áp dụng với sĩ quan quân đội. Theo đó, căn cứ Điều 9 Thông tư 153, sĩ quan quân đội sẽ được nghỉ chuẩn bị hưu căn cứ thời gian công tác:

- 09 tháng: Công tác đủ 20 năm đến dưới 25 năm.

- 12 tháng: Công tác từ đủ 25 năm trở lên.

- Không nghỉ chuẩn bị hưu hoặc nghỉ không đủ thời gian: Được hưởng chênh lệch tiền lương do không nghỉ chuẩn bị hưu.

Lưu ý: Trong thời gian này, nếu bị bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần thì được điều trị, chăm sóc, quản lý theo chính sách của Bộ Quốc phòng.

Sĩ quan quân đội được thanh toán tiền đi đường, phụ cấp đi đường
Sĩ quan quân đội được thanh toán tiền đi đường, phụ cấp đi đường (Ảnh minh hoạ)

3. Thủ tục thanh toán tiền đi đường, phụ cấp đi đường

Với trường hợp nghỉ phép hằng năm, nghỉ phép đặc biệt, sĩ quan quân đội sẽ được thanh toán phụ cấp đi đường và tiền phương tiện. Trong đó:

- Phụ cấp đi đường: Được thanh toán bằng mức phụ cấp công tác phí

- Tiền phương tiện: Được thanh toán theo giá ghi trên vé, hoá đơn mua vé, cước qua đò phà mà không bao gồm phí tham quan, dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu khác.

Riêng trường hợp đi bằng máy bay, tàu hoả khoang lạnh 04 giường trở xuống, taxi, nếu có vé hợp pháp thì được thanh toán bằng mức giá tối đa khi đi bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ thông thường tương ứng với tuyến đường nghỉ phép.

Nếu đi lại bằng phương tiện do đơn vị thuê thì được thanh toán phụ cấp đi đường mà không được thanh toán tiền phương tiện đi lại.

Theo đó, thủ tục thanh toán như sau:

3.1 Số lần thanh toán

- Nghỉ phép năm: 01 lần/năm.

- Nghỉ đặc biệt: Theo số lần nghỉ.

Đặc biệt: Chỉ thanh toán tiền phương tiện và phụ cấp đi lại của năm trước trong phạm vi Quý I năm sau.

3.2 Hồ sơ cần chuẩn bị

- Chứng từ, vé xe…

- Giấy nghỉ phép có dấu, chữ ký xác nhận của xã, phường nơi nghỉ phép.

- Với trường hợp nghỉ phép đặc biệt thì phải có đơn nghỉ phép và xác nhận:

  • Người thân bị ốm đi điều trị ở viện hoặc điều trị dài ngày ở nhà: Giấy ra viện (bản sao công chứng) hoặc xác nhận của viện.
  • Thân nhân chết, hi sinh: Phải có giấy chứng tử (photo, có xác nhận của xã, phường nơi thân nhân cư trú).
  • Gia đình có thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn: Có xác nhận của xã phuwofng nơi thân nhân cư trú.

Trên đây là giải đáp chi tiết về chế độ nghỉ của sĩ quan quân đội. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?