Toàn bộ chế độ công tác phí trong nước của cán bộ, công chức

Công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước, gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ, cước hành lý và các tài liệu mang theo để làm việc...


Loại công tác phí


Đối tượng hưởng


Mức công tác phí


Phụ cấp lưu trú 

Cán bộ, công chức, người lao động đi công tác 

200.000 đồng/người/ngày thực tế

Cán bộ, công chức đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo

250.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo

Tiền thuê phòng nghỉ

Thanh toán theo hình thức khoán

- Bộ trưởng, Thứ trưởng và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên

01 triệu đồng/ngày/người

- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn lại

- 450.000 đồng/ngày/người nếu đi công tác ở quận của thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I

- 350.000 đồng/ngày/người nếu đi công tác ở huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh

- 300.000 đồng/ngày/người nếu đi công tác ở các vùng còn lại

Thanh toán theo hóa đơn thực tế

- Bộ trưởng và các chức danh tương đương

2,5 triệu đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 01 người/phòng

- Thứ trưởng và các chức danh lãnh đạo có phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3

- 1,2 triệu đồng/ngày/phòng nếu đi công tác tại các quận, thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I, tiêu chuẩn 01 người/phòng

- 1,1 triệu đồng/ngày/phòng nếu đi công tác tại các vùng còn lại, tiêu chuẩn 01 người/phòng

- Các đối tượng còn lại

- 1 triệu đồng/ngày/phòng nếu đi công tác tại các quận, thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I, tiêu chuẩn 2 người/phòng

- 700.000 đồng/ngày/phòng nếu đi công tác tại các vùng còn lại, tiêu chuẩn 2 người/phòng.





















Chi phí đi lại

Thanh toán theo hóa đơn

- Cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp

- Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi tham gia hoạt động của Hội đồng nhân dân

- Thanh toán chiều đi và về từ nhà hoặc cơ quan đến sân bay, ga tàu, bến xe; vé máy bay, vé tàu, phương tiện công cộng đến nơi công tác và chiều ngược lại

- Chi phí đi lại tại địa phương nơi đến công tác: Từ chỗ nghỉ đến chỗ làm việc, từ sân bay, ga tàu, bến xe về nơi nghỉ (lượt đi và lượt về)

- Cước, phí di chuyển bằng phương tiện đường bộ, đường thủy, đường biển 

- Cước tài liệu, thiết bị, dụng cụ, đạo cụ phục vụ trực tiếp cho chuyến công tác mà người đi công tác đã chi trả

- Cước hành lý của người đi công tác bằng phương tiện máy bay trong trường hợp giá vé không gồm cước hành lý...

Thanh toán theo hình thức khoán

- Cán bộ, công chức, viên chức có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô khi đi công tác tự nguyện đăng ký khoán kinh phí sử dụng ô tô

Đơn giá khoán x Khoảng cách đi công tác hàng tháng

- Cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô khi đi công tác, nhưng đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10km trở lên (với các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn) và từ 15km (với các xã còn lại) mà tự túc bằng phương tiện của mình

0,2 lít xăng/km, tính theo khoảng cách địa giới giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác

* Căn cứ: Thông tư 40/2017/TT-BTC. 

>> Bảng lương cán bộ, công chức năm 2019 

Lan Vũ
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.