Tiêu chí đánh giá cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ

Việc đánh giá, xếp loại có vai trò quan trọng trong việc khen thưởng, kỷ luật cán bộ. Vậy tiêu chí nào để đánh giá cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ?


Cán bộ được đánh giá, xếp loại theo 4 mức?

Theo quy định tại Điều 27 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, đánh giá cán bộ là việc nhằm mục đích làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ.

Không chỉ vậy, kết quả đánh giá cán bộ còn là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách với cán bộ đó.

Sau khi đánh giá theo các tiêu chí như: Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, lối sống, tác phong, lề lối làm việc, năng lực lãnh đạo… thì cán bộ được xếp loại theo 04 mức theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Hoàn thành nhiệm vụ (trước đây là hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực - theo Điều 29 Luật Cán bộ công chức nă 2008);

- Không hoàn thành nhiệm vụ.

Kết quả xếp loại chất lượng cán bộ được lưu vào hồ sơ cán bộ, thông báo đến cán bộ đó và công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác.

Như vậy, theo quy định hiện nay, cán bộ được đánh giá, xếp loại theo 04 tiêu chí như trên.

Tiêu chí đánh giá cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ
Tiêu chí đánh giá cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ (Ảnh minh họa)

Khi nào cán bộ bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ?

Khoản 3 Điều 29 Luật Cán bộ công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi 2019 nêu rõ:

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đối với cán bộ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ

Những tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được Chính phủ nêu cụ thể tại Điều 7 Nghị định 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 như sau:

- Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;

- Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ;

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng, lãng phí và bị xử lý theo quy định của pháp luật;

- Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.

Trên đây là quy định về các tiêu chí cán bộ bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ. Để tìm hiểu thêm các quy định khác về cán bộ, độc giả có thể theo dõi thêm bài viết dưới đây:

>> Từ 01/7/2020, cán bộ bị kỷ luật vẫn được giải quyết nghỉ hưu?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

Cần chuẩn bị hồ sơ thế nào để được kết nạp Đảng?

Cần chuẩn bị hồ sơ thế nào để được kết nạp Đảng?

Cần chuẩn bị hồ sơ thế nào để được kết nạp Đảng?

Ngoài những yêu cầu nghiêm ngặt khi muốn kết nạp Đảng như văn bằng, độ tuổi, thẩm tra lý lịch khắt khe... thì những người muốn được kết nạp vào Đảng phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ. Dưới đây là tổng hợp của LuatVietnam về các loại hồ sơ cần phải chuẩn bị.