Cán bộ, công chức những ngành nào phải tập thể dục giữa giờ?

Việc tập thể dục, rèn luyện sức khỏe là ý thức của mỗi cá nhân, nhưng với một số bộ, ngành, đây trở thành một quy định chung cần thực hiện. Vậy cán bộ, công chức ngành nào phải tập thể dục giữa giờ?


Ngành văn hóa - thể thao - du lịch: Tập ít nhất 02 lần/ngày

Vào giữa tháng 3/2019, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có văn bản số 843/BVHTTDL gửi các đơn vị thuộc Bộ về việc tổ chức tập thể dục giữa giờ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Theo văn bản này, từ ngày 12/3/2019, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên của các đơn vị thuộc Bộ phải tập thể dục giữa giờ ít nhất 02 lần mỗi ngày. Mỗi lần 05 phút vào 10 giờ sáng và 15 giờ chiều.

Đồng thời, các cơ quan, đơn vị thuộc bộ cũng cần tuyên truyền về tác dụng của việc tập luyện thể dục thể thao nhằm vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị tích cực hưởng ứng và lựa chọn cho mình một môn thể thao phù hợp với điều kiện sức khỏe để tập luyện hàng ngày.

Bài tập thể dục giữa giờ mẫu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch


Ngành y tế: Tập tối thiểu 30 phút/ngày

Cũng như ngành Văn hóa, thể thao và du lịch, ngành y tế cũng có văn bản đề nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại các cơ quan, đơn vị trong ngành cần nghiêm túc thực hiện việc tập thể dục giữa giờ.

Cụ thể, ngày 14/5/2019 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra Chỉ thị 06/CT-BYT về việc tăng cường vận động thể lực trong ngành y tế.

Trong đó, các cơ quan, đơn vị cần tổ chức phát động và triển khai tập thể dục cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, bao gồm tập trong lúc giải lao của các cuộc họp, giao ban; tập trong lúc giải lao buổi sáng, buổi chiều trong giờ làm việc.

Đồng thời, cần vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tích cực thực hiện vận động thể lực với các hình thức phù hợp như đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày và luyện tập thể dục, thể thao và các hình thức vận động khác tối thiểu 30 phút mỗi ngày.

Hiện nay, ngành văn hóa - thể thao - du lịch và ngành y tế là 02 ngành đã ra văn bản về việc công chức phải tập thể dục giữa giờ. Đây là một hoạt động thiết thực, cần thiết phải được lan tỏa tới nhiều bộ, ngành, đơn vị, địa phương khác.

Thiếu vận động thể lực là một trong bốn yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Vận động thể lực đầy đủ sẽ giảm 30% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân; giảm từ 20 - 40% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư đại trực tràng và ung thư vú ở phụ nữ; giảm nguy cơ mắc trầm cảm, phòng ngừa bệnh loãng xương, cải thiện trí nhớ và giúp kiểm soát cân nặng (theo Chỉ thị 06/CT-TTg)

Lan Vũ

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?