Toàn cảnh Cải cách tiền lương: Cập nhật thông tin mới nhất

Cải cách tiền lương là một trong những “đột phá” để cải thiện lương, thưởng của cán bộ, công chức, viên chức trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay. Dưới đây là tổng hợp các thông tin về cải cách tiền lương.

(Tiếp tục cập nhật liên tục...)
Ngày 10/11/2023

Chính thức cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024

Chiều ngày 09/11/2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024. Theo đó, về chính sách cải cách tiền lương, Quốc hội thống nhất thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Đồng thời, các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước bị bãi bỏ tất cả mà thay vào đó sẽ áp dụng thống nhất chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập. Phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù như chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn,... cũng không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành.

Như vậy từ 01/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức trên toàn quốc sẽ được chính thức cải cách tiền lương, đồng nghĩa các đối tượng này sẽ được trả lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ mà không phải cách tính lương theo mức lương cơ sở và hệ số lương như hiện nay.

Ngày 19/9/2023

Dự kiến sẽ cải cách tiền lương từ 01/7/2024 nếu không có gì thay đổi

Đây là y kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 diễn ra vào chiều ngày 19/9/2023. Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng khẳng định:

Đây cũng là một cú hích cho thị trường lao động, góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa

Ngày 11/10/2022

Hoãn cải cách tiền lương, tăng lương cơ sở năm 2023

Mới đây nhất, ngày 11/10/2022, nội dung đáng chú ý tại phiên họp 16 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là sẽ trình Quốc hội thảo luận, quyết định chưa cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 năm 2018 mà chỉ đang chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để thực hiện điều này.

Do đó, dự kiến năm 2023 vẫn chưa cải cách tiền lương mà chỉ thực hiện tăng lương cơ sở cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức. Về mức lương cơ sở, có ý kiến đề xuất tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng và áp dụng từ ngày 01/7/2023.

Dự kiến, ngày 20/10/2022 sẽ có phương án điều chỉnh tiền lương cơ sở và quyết định về việc cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức.

Ngày 13/11/2021

Tiếp tục lùi cải cách tiền lương đến thời điểm thích hợp

Sau lần lùi cải cách tiền lương thứ nhất theo Nghị quyết 34/2021/QH15, tại kỳ họp thứ hai ngày 13/11/2021, Quốc hội tiếp tục thông qua Nghị quyết 34/2021/QH15, về việc lùi thời điểm áp dụng cải cách tiền lương đến thời điểm thích hợp thay vì từ 01/7/2022. Nội dung này được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết này.

Đồng thời, trong năm này sẽ ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.

Ngày 09/10/2020

Lùi cải cách tiền lương vì Covid-19

Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 13 ngày 09/102/2020, Ban Chấp hành Trung ương khoá XII đã quyết định lùi cải cách tiền lương đến ngày 01/7/2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 23/2021/QH15:

Tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2022

Ngày 09/5/2019

Ban hành mức lương cơ sở từ 01/7/2019

Chính phủ ban hành Nghị định 38/2019/NĐ-CP về mức lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, khoản 2 Điều 3 Nghị định 38 nêu rõ:

2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

Mức lương này sẽ được dùng để tính lương cho cán bộ, công chức, viên chức và các mức phụ cấp, chế độ khác cũng như mức phí hoạt động, sinh hoạt phí và các khoản trích, chế độ hưởng theo mức lương cơ sở.

Ngày 21/5/2018

Ban hành Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách tiền lương với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.

Theo đó, khi thực hiện cải cách tiền lương, sẽ có 05 bảng lương mới:

- Một bảng lương chức vụ dành cho cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo do bầu cử và bổ nhiệm, thể hiện rõ thứ bậc trong hệ thống chính trị.

- Một bằng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức không giữ chức danh lãnh đạo: Cùng mức độ công việc thì mức lương như nhau…

- Ba bảng lương cho lực lượng vũ trang gồm: Sĩ quan quân đội và sĩ quan công an theo chức vụ, chức danh, cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm; quân nhân chuyên nghiệp; công nhân quốc phòng, công an.

Đồng thời, mức lương cơ sở và hệ số lương đang áp dụng hiện nay cũng bị bãi bỏ mà thay bằng số tiền cụ thể. Riêng người làm công việc thừa hành, phục vụ thì áp dụng lương theo chế độ hợp đồng lao động.

Không chỉ thế, các loại phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức cũng được sắp xếp lại như sau:

- Cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm, thâm niên vượt khung, khu vực.

- Bãi bỏ các loại phụ cấp: Thâm niên nghề trừ đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, chức vụ lãnh đạo, công tác Đảng, độc hại, nguy hiểm…

Xem chi tiết: Toàn bộ điểm mới của Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương

Trên đây là toàn bộ các quy định liên quan đến cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(16 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục
Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết
Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.