Khi cuối năm đang gần kề, để làm căn cứ đánh giá, xếp loại chất lượng, Đảng viên phải tự làm bản kiểm điểm. Dưới đây là mẫu và hướng dẫn chi tiết các viết bản kiểm điểm cho Đảng viên.
Đảng viên nào phải viết bản kiểm điểm?
Một trong những nhiệm vụ của Đảng viên được nêu tại Điều 2 Điều lệ Đảng là phải thường xuyên tự phê bình và phê bình. Đây cũng là một trong những nguyên tắc mà Đảng viên phải luôn ghi nhớ khi đã đứng trong đội ngũ Đảng viên của nước ta.
Theo đó, đối tượng kiểm điểm theo nguyên tắc tự phê bình và phê bình hằng năm được nêu tại Điều 5 Quy định 132 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đây là nhiệm vụ của Đảng viên trong toàn Đảng, của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trừ Đảng viên được miễn công tác và Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng.
Cũng tại Quy định 132, cụ thể là Điều 14, thời điểm thực hiện kiểm điểm của Đảng viên hằng năm được tiến hành trước khi tổng kết công tác năm của tổ chức, đơn vị, cơ quan. Đây cũng là cơ sở để thực hiện đánh giá, xếp loại hằng năm của cá nhân Đảng viên đó.
Thông qua đó, sẽ đề ra các nhiệm vụ để phát huy tốt nhất ưu điểm cũng như khắc phục các hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại của Đảng viên. Tiến tới sẽ củng cố, phát triển địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Những nội dung bắt buộc phải có để Đảng viên làm kiểm điểm (Ảnh minh họa)
Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên mới nhất
Dưới đây là mẫu chung nhất áp dụng cho các Đảng viên khi làm kiểm điểm cuối năm:
ĐẢNG BỘ ... ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chi bộ: ........... .........., ngày.....tháng....năm.......
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Năm.............
Họ và tên:.................................... Ngày sinh:.........................................................
Chức vụ Đảng:........................................................................................................
Chức vụ chính quyền:.............................................................................................
Chức vụ đoàn thể:...................................................................................................
Đơn vị công tác:......................................................................................................
Chi bộ......................................................................................................................
I. Ưu điểm, kết quả đạt được
1. Về tư tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc:
- Về tư tưởng chính trị………………………………..…………………………..
- Về phẩm chất đạo đức, lối sống………………….……………………………..
- Về ý thức tổ chức kỷ luật………………………………………………………..
- Về tác phong, lề lối làm việc……………………..……………………………..
- Việc đấu tranh phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân. (Đối chiếu với 27 biểu hiện, cá nhân tự nhận diện)………………………………………..…………..
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:
□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém
2. Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
- Việc thực hiện chức trách, quyền hạn theo quy định (Đảng, chính quyền, đoàn thể)………………………………………………….……………………………..
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm………...……….
- Trách nhiệm cá nhân liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở lĩnh vực, địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách……………………...….
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:
□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém
3. Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm
II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân
1. Hạn chế, khuyết điểm (theo 03 nội dung nêu trên)……………….……………
2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm………………………………………..
III. Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước
Kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm của cá nhân……………………………………………………...
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:
□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém
IV. Giải trình những vấn đề được gơi ý kiểm điểm (nếu có)
Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của cá nhân đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm……………….…..
V. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)
VI. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm
VII. Tự nhận mức xếp loại chất lượng
1. Xếp loại cán bộ, công chức, viên chức:
□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ
□ Hoàn thành nhiệm vụ
□ Không hoàn thành nhiệm vụ
2. Xếp loại Đảng viên:
□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ
□ Hoàn thành nhiệm vụ
□ Không hoàn thành nhiệm vụ
NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM
(Ký, ghi rõ họ tên)
Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
- Nhận xét, đánh giá của người quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức:………............................................................................................................
- Mức xếp loại chất lượng công chức, viên chức:...................................................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên
- Nhận xét, đánh giá của chi ủy:..............................................................................
- Chi bộ đề xuất xếp loại mức chất lượng:..............................................................
T/M CHI ỦY (CHI BỘ)
(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên)
- Đảng ủy, chi ủy cơ sở xếp loại mức chất lượng:.............................
T/M ĐẢNG ỦY (CHI ỦY)
(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên
Điều 6 Quy định 132 nêu rõ:
Nội dung kiểm điểm tập trung làm rõ những thành tích nổi bật để phát huy, chỉ rõ những khuyết điểm, hạn chế, yếu kém; liên hệ với những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; chỉ rõ nguyên nhân khuyết điểm, hạn chế, yếu kém, đề ra giải pháp và thời gian khắc phục.
Theo đó, để nắm rõ cách viết bản kiểm điểm Đảng viên, các Đảng viên phải tìm hiểu và nhớ kỹ những nội dung của một bản kiểm điểm Đảng viên cần có:
1/ Thông tin chi tiết về Đảng viên đó:
Trong đó, bao gồm: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; chức vụ trong Đảng và chức vụ chính quyền, đoàn thể (nếu có) kèm theo đơn vị công tác cùng tên của Chi bộ.
2/ Ưu điểm, kết quả đạt được
Trước hết, Đảng viên cần phải nêu được ưu điểm trong quá trình bản thân rèn luyện suốt một năm qua. Trong đó, phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau đây:
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc: Đây là một trong những mục tiêu hàng đầu trong nhiệm vụ hằng năm của từng Đảng viên. Trong đó, cần phải chủ động liên hệ các biểu hiện về suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"…
- Khi kiểm điểm Đảng viên, không chỉ căn cứ vào các nhiệm vụ trọng tâm của Đảng viên đó mà còn phải liên hệ với nhiệm vụ, chức trách của mình ở chính quyền. Do đó, nội dung cần phải có trong bản kiểm điểm là:
- Thực hiện cũng như kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong năm.
- Trách nhiệm của cá nhân Đảng viên đó liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở lĩnh vực, địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách, đảm nhiệm.
- Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm của Đảng viên.
- Những vấn đề khác (nếu có).
3/ Những hạn chế, khuyết điểm
Bên cạnh những thành tích đạt được thì luôn đi kèm đó là hạn chế và khuyết điểm. Trong bản tự kiểm điểm này, Đảng viên cũng phải chỉ ra được những khuyết điểm, hạn chế của mình trong năm nay và nguyên nhân của những khuyết điểm đó.
Đồng thời, Đảng viên cũng phải nêu rõ kết quả, biện pháp khắc phục những khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền chỉ ra, kết luận ở các năm trước.
4/ Tự nhận mức xếp loại
Đây là một trong những nội dung quan trọng của bản tự kiểm điểm. Trong đó, các mức xếp loại gồm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ; Không hoàn thành nhiệm vụ.
Để xem chi tiết các tiêu chí xếp loại của Đảng viên, độc giả xem thêm bài viết dưới đây: 4 khung tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên
5/ Ý kiến nhận xét của Thủ trưởng cơ quan, chi ủy (chi bộ), Đảng ủy (Chi ủy)
Sau khi Đảng viên tự nhận mức đánh giá, căn cứ vào những thông tin được Đảng viên tự kiểm điểm nêu tại bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm, các cấp gồm Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; chi ủy và Đảng ủy sẽ đánh giá Đảng viên đó.
Trong đó, thủ tục đánh giá, xếp loại của các cơ quan có thẩm quyền trên được quy định cụ thể tại khoản 2.5 Điều 2 Hướng dẫn 21 năm 2019 như sau:
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị của Đảng viên đó: Nhận xét, đánh giá và đưa ra mức xếp loại chất lượng (nếu là công chức, viên chức).
- Chi ủy: Tổng hợp mức tự xếp loại của Đảng viên, ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền nơi Đảng viên cư trú để đề xuất mức xếp loại.
- Cấp ủy: Tổng hợp, thẩm định, căn cứ vào đề xuất của chi ủy để đưa ra mức xếp loại chất lượng Đảng viên.
Trên đây là cách viết bản kiểm điểm Đảng viên cùng mẫu kiểm điểm Đảng viên cuối năm chi tiết nhất. Nếu còn thắc mắc về các quy định xoay quanh Đảng viên, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.