Chi tiết cách tính tuổi Đảng viên mới nhất

Việc xác định tuổi Đảng có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi Đảng viên. Dưới đây là chi tiết cách tính tuổi Đảng viên mới nhất đang áp dụng


Tuổi Đảng được tính thế nào?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Điều lệ Đảng, Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi Đảng của Đảng viên được tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp trừ thời gian không tham gia sinh hoạt Đảng.

Đồng thời, theo quy định tại Hướng dẫn 01 và Quy định số 29/QĐ-TW năm 2016 hướng dẫn Điều lệ Đảng, tuổi Đảng của Đảng viên được tính từ ngày cấp có thẩm quyền ký quyết định kết nạp Đảng viên.

Nếu không có quyết định hoặc không còn giữ quyết định kết nạp thì lấy ngày vào Đảng ghi trong thẻ Đảng viên.

Trong một số trường hợp cụ thể dưới đây, tuổi Đảng được tính như sau:

Với người bị đưa ra khỏi Đảng mà được kết luận là bị oan, sai: Từ khi ra khỏi Đảng đến nay không vi phạm tư cách Đảng viên, được khôi phục quyền Đảng viên thì tuổi Đảng được tính liên tục. Khi đó, Đảng viên phải truy nộp đủ Đảng phí trong thời gian gián đoạn sinh hoạt Đảng.

Riêng trường hợp người đã ra khỏi Đảng mà trước đó đã được xác nhận tuổi Đảng thì không được tính vào tuổi Đảng theo quy định nêu trên.

Trong đó, thời gian không tham gia sinh hoạt Đảng gồm:

- Thời gian bị khai trừ (kể cả khai trừ có thời hạn);

- Thời gian bị xóa tên;

- Thời gian mất liên lạc với tổ chức Đảng;

- Thời gian gián đoạn do chuyển sinh hoạt Đảng.

Với Đảng viên kết nạp lại: Tuổi Đảng tính từ ngày ra quyết định kết nạp lần đầu của Đảng viên đó trừ thời gian không tham gia sinh hoạt Đảng. Việc tính lại tuổi Đảng của Đảng viên kết nạp lại được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Đảng viên được kết nạp lại phải làm bản kê khai về tuổi Đảng của mình, báo cáo chi bộ.

- Bước 2: Chi bộ thẩm tra, báo cáo Đảng ủy cơ sở. Đảng ủy cơ sở thẩm định, báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp.

- Bước 3: Ban Thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, ra quyết định tính lại tuổi Đảng cho Đảng viên.

Như vậy, có thể thấy, tuổi Đảng được tính từ ngày được kết nạp (ngày ghi trong quyết định kết nạp). Nếu không có hoặc không còn giữ quyết định thì ngày bắt đầu tính tuổi Đảng là ngày ghi trong thẻ Đảng viên.

cách tính tuổi Đảng viên

Chi tiết cách tính tuổi Đảng viên mới nhất (Ảnh minh họa)


Tuổi Đảng là căn cứ để xét tặng Huy hiệu Đảng?

Theo Hướng dẫn số 01-HD/TW năm 2016, Đảng viên có đủ 30, 40, 45, 50 55, 60, 65, 70, 75, 80 năm tuổi Đảng thì được xét tặng Huy hiệu Đảng. Việc trao tặng Huy hiệu Đảng được tổ chức vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn 03/02; 19/5; 02/9 và ngày 07/11 hằng năm tại tổ chức cơ sở Đảng.

Căn cứ Hướng dẫn số 56-HD/VPTW, mức thưởng tương ứng với các loại Huy hiệu Đảng căn cứ vào mức lương cơ sở:

Mức thưởng huy hiệu Đảng = Hệ số x Mức lương cơ sở

Trong đó:

- Hệ số được nêu cụ thể tại Hướng dẫn 56 nêu trên.

- Mức lương cơ sở: Do từ 01/7/2020 không thực hiện tăng lương cơ sở nên hiện nay mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38 năm 2019 của Chính phủ.

Bởi vậy, mức khen thưởng Huy hiệu Đảng được quy định cụ thể như sau:

STT

Hình thức khen thưởng

Hệ số

Mức thưởng (triệu đồng)

1

Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

1,5

2,235

2

Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng

2,0

2,98

3

Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

3,0

4,47

4

Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng

3,5

5,215

5

Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng

5,0

7,45

6

Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng

6,0

8,94

7

Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng

8,0

11,92

8

Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng

10,0

14,9

9

Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng

15,0

22,35

Trên đây là quy định hiện hành về cách tính tuổi Đảng viên mới nhất. Để tìm hiểu thêm về việc kết nạp Đảng viên, độc giả có thể tham khảo bài viết dưới đây:

>> Cập nhật thủ tục kết nạp Đảng viên mới nhất

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.