Cách tính lương của cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2021

Năm 2021 dự kiến sẽ là một năm nhiều biến động liên quan đến chính sách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW do Bộ Chính trị ban hành. Cách tính lương của các đối tượng này cũng sẽ thay đổi.

Xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ

Điểm quan trọng nhất trong nội dung cải cách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vụ trang tại Nghị quyết 27 là xây dựng, ban hành ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, thay thế cho bảng lương hiện nay. Tuy nhiên, vẫn phải bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Hiện nay, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được tính theo mức lương cơ sở x hệ số. Từ năm 2021, cả mức lương cơ sở và hệ số lương bị bãi bỏ. Bảng lương mới sẽ là mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể.

Cũng theo Nghị quyết 27, lương cơ bản sẽ chiếm 70% quỹ tiền lương và các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30%.

Cách tính lương từ năm 2021
Tiền lương của cán bộ, công chức có nhiều thay đổi từ năm 2021 (Ảnh minh họa)

Cách tính lương từ năm 2021 của cán bộ, công chức, viên chức 

Thời điểm hiện tại chưa có thêm thông tin chính thức về tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2021, nhưng tại Nghị quyết 27, Bộ Chính trị cũng đã chỉ ra nguyên tắc tính lương đối với từng đối tượng cụ thể:

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo:

+ Giữ chức vụ nào thì hưởng lương theo chức vụ đó; nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng lương theo chức vụ cao nhất; giữ chức vụ tương đương nhau thì mức lương chức vụ tương đương nhau.

Cũng từ năm 2021, khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo sẽ được bãi bỏ do chức danh lãnh đạo đã được xếp lương chức vụ.

+ Chỉ có một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương, không phân biệt bộ, ban, ngành và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương và không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương.

- Đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo:

Lương được tính theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức.

+ Mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì được hưởng phụ cấp theo nghề.

- Đối với lực lượng vũ trang:

+ Lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an tính theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm;

+ Lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an; Lương công nhân quốc phòng và công nhân công an được tính riêng.

Trên đây là các thông tin liên quan đến cách tính lương từ năm 2021 của cán bộ, công chức, viên chức. LuatVietnam sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin mới liên quan đến chính sách tiền lương trong thời gian tới.

>> Lương cơ sở năm 2020 có thể tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng

Lan Vũ

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.