Cách tính lương trực Tết của giáo viên mới nhất

Nghỉ Tết là một trong những quyền lợi cơ bản của giáo viên. Vậy nếu đến trường trực Tết, giáo viên sẽ được tính lương như thế nào?


Giáo viên không bắt buộc phải trực Tết

Căn cứ Điều 13 Luật Viên chức 2010, giáo viên được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Trong đó, khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, Tết của người lao động như sau:

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Như vậy, nghỉ Tết là quyền lợi chính đáng của giáo viên và Nhà nước không có quy định yêu cầu giáo viên phải đến trường trực Tết trong thời gian được nghỉ.

Vì vậy, giáo viên không bắt buộc phải trực Tết. Đồng thời, do giáo viên không có nhiệm vụ phải trực Tết ở trường nên họ hoàn toàn có quyền từ chối khi không muốn.
cach tinh luong truc tet cua giao vienCách tính lương trực Tết của giáo viên năm 2021 (Ảnh minh họa)

Cách tính lương trực Tết của giáo viên

Như đã phân tích, nghỉ Tết là một trong những quyền lợi của giáo viên. Vì vậy, nếu đến trường trực Tết, giáo viên sẽ được coi là làm thêm giờ.

Khoản 2 Điều 12 Luật Viên chức quy định về chế độ tiền lương của viên chức như sau:

Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, giáo viên đến trường trực Tết theo yêu cầu của nhà trường sẽ được hưởng tiền làm thêm giờ. Cụ thể, Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ như sau:

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Quy định trên được hướng dẫn cụ thể tại các Điều 55, 56, 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Theo đó, tiền lương trực Tết của giáo viên sẽ được tính theo công thức:

- Tiền trực Tết vào ban ngày:

Tiền lương làm thêm giờ

=

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất là 300%

x

Số giờ làm thêm

- Tiền trực Tết vào ban đêm:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

=

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất là 300%

+

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 30%

+

20%

x

Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ  tết có hưởng lương

Số giờ làm thêm vào ban đêm

Ép giáo viên trực Tết, bị phạt đến 25 triệu đồng

Việc yêu cầu trực Tết khi giáo viên không đồng ý là vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao động.

Tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt các vi phạm về thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao động như sau:

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.

Trong đó, Điều 107 Bộ luật Lao động quy định về làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt như: Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa….

Như vậy, việc yêu cầu trực Tết mà không được giáo viên đồng ý có thể bị phạt tới 25 triệu đồng.

Trên đây là quy định về cách tính lương trực Tết của giáo viên. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc liên hệ  1900.6199  để được giải đáp nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.