Cách tính lương giáo viên mầm non: Bảng lương mới từ 01/7/2024

Giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng luôn được nhiều người đặc biệt quan tâm. Đặc biệt là vấn đề lương, cách tính lương giáo viên mầm non. Dưới đây là bảng lương mới nhất từ 01/7/2024 của đối tượng này.


Trong hệ thống giáo dục Việt Nam, cơ sở giáo dục có hai hình thức là các đơn vị sự nghiệp công lập (hay gọi đơn giản là các trường công lập) và trường tư thục (hay còn gọi là các trường dân lập).

Theo đó, với mỗi hệ thống khác nhau, cách tính lương giáo viên mầm non từ 01/7/2024 cũng khác nhau. Cụ thể:

Cách tính lương giáo viên mầm non từ 01/7/2024 là viên chức

Giáo viên mầm non làm việc tại các trường công lập thường là viên chức, được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng làm việc và cách lương giáo viên mầm non từ 01/7/2024 vẫn áp dụng theo bảng lương nêu tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP dựa vào hệ số và mức lương cơ sở:

Lương = Hệ số x mức lương cơ sở.

Cách tính lương giáo viên mầm non từ 01/7/2024

Ngoài ra, trong quá trình công tác, giáo viên mầm non sẽ có thể hưởng thêm các khoản phụ cấp nữa như phụ cấp đứng lớp, phụ cấp thâm niên nghề… và sẽ phải trừ các khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội trong lương nhận hàng tháng.

Do đó, lương giáo viên mầm non tại các trường công lập sẽ được cộng thêm các khoản phụ cấp này và được tính theo công thức:

Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Phụ cấp - Tiền đóng bảo hiểm

Trong đó:

- Hệ số lương:

Bởi giáo viên mầm non trong trường hợp này là viên chức nên việc xếp lương, bổ nhiệm chức danh được thực hiện theo quy định của Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT.

Cụ thể, giáo viên mầm non sẽ được bổ nhiệm theo các hạng: Hạng III mã số V.07.02.26; hạng II mã số V.07.02.25; hạng I mã số V.07.02.24. Và tương ứng với các hạng này, giáo viên mầm non sẽ được xếp lương theo hệ số của viên chức.

Và hệ số lương theo từng hạng như sau:

  • Giáo viên mầm non hạng III áp dụng mức lương của viên chức loại A0, có hệ số lương từ 2,1 - 4,89.
  • Giáo viên mầm non hạng II áp dụng mức lương của viên chức loại A1, có hệ số lương từ 2,34 - 4,98.
  • Giáo viên mầm non hạng I áp dụng mức lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, có hệ số lương từ 4,0 - 6,38.

- Mức lương cơ sở từ 01/7/2024: Do hoãn cải cách tiền lương nên mức lương cơ sở từ 01/7/2024 sẽ được tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP.

- Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên mầm non được tính theo Căn cứ: Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Nghị định số 58/2020/NĐ-CP với các mức cụ thể: Hưu trí, tử tuất: 8%; bảo hiểm thất nghiệp 1% và bảo hiểm y tế 1,5%.

- Các khoản phụ cấp của giáo viên bao gồm: Phụ cấp đứng lớp, phụ cấp thâm niên nghề…

Cách tính lương giáo viên mầm non từ 01/7/2024 [Mới nhất]
Cách tính lương giáo viên mầm non từ 01/7/2024 (Ảnh minh họa)

Cách tính lương giáo viên mầm non ký hợp đồng lao động

Ngoài cách tính lương giáo viên mầm non từ 01/7/2024 là viên chức trong các trường công lập thì còn có một đối tượng nữa là giáo viên mầm non ký hợp đồng lao động.

Đối tượng này có thể ký hợp đồng lao động với trường mầm non công lập hoặc trường mầm non tư thục. Trong mối quan hệ lao động, giáo viên sẽ có vai trò như người lao động và các trường học là người sử dụng lao động.

Căn cứ khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, lương của giáo viên ký hợp đồng lao động sẽ thực hiện theo thoả thuận với trường học và giáo viên mầm non sẽ có mức lương thực nhận như sau:

Lương Net = Lương thoả thuận + phụ cấp/trợ cấp/hoa hồng… - Tiền bảo hiểm bắt buộc - Thuế thu nhập cá nhân (nếu có)

Trong đó:

- Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng gồm 8% hưu trí, tử tuất; 1% bảo hiểm thất nghiệp và 1,5% bảo hiểm y tế.

- Phụ cấp, trợ cấp, hoa hồng: Cũng được tính theo thoả thuận trong hợp đồng lao động.

- Thuế thu nhập cá nhân: (Tổng thu nhập - các khoản được miễn - các khoản giảm trừ) x thuế suất (Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân).

Xem thêm: Cách tính lương: Hướng dẫn chi tiết cho từng hình thức trả lương

Lưu ý: Mức lương này không được thấp hơn lương tối thiểu.

Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, từ 01/7/2024, lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng thêm khoảng 6%. Cụ thể:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.960.000

23.800

Vùng II

4.410.000

21.200

Vùng III

3.860.000

18.600

Vùng IV

3.450.000

16.600

Như vậy, lương giáo viên ký hợp đồng lao động sẽ không thấp hơn mức lương nêu trên.

Trên đây là giải đáp về cách tính lương giáo viên mầm non từ 01/7/2024. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.

Tiền thưởng của giáo viên tăng bao nhiêu khi lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng?

Tiền thưởng của giáo viên tăng bao nhiêu khi lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng?

Tiền thưởng của giáo viên tăng bao nhiêu khi lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng?

Mức lương cơ sở là căn cứ để tính thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức trong đó có giáo viên là viên chức tại các trường công lập. Vậy, tiền thưởng của giáo viên tăng bao nhiêu sau 01/7/2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng?