Thời gian tập sự của công chức là bao lâu?

Để trở thành công chức trong các cơ quan Nhà nước, người được tuyển dụng cần phải trải qua giai đoạn tập sự. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, công chức được miễn tập sự.

Công chức phải tập sự trong thời gian bao lâu?

Từ năm 2019, thời gian tập sự của công chức hiện được quy định tại Nghị định 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể như sau:

- Nếu tuyển dụng vào công chức loại C: Tập sự 12 tháng

- Nếu tuyển dụng vào công chức loại D: Tập sự 06 tháng

Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, nghỉ không lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác không được tính vào thời gian tập sự.

Trong quá trình tập sự, người được tuyển dụng vào công chức được trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng; tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng…

Thời gian tập sự của công chức là bao lâu?

Công chức hiện nay phải tập sự từ 06 - 12 tháng (Ảnh minh họa)


Tiền lương trong thời gian tập sự

Theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 24/2010/NĐ-CP, trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng lương như sau:

- Hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng.

- Hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng nếu người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.

- Hưởng 85% mức lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng nếu người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.

Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, người đang trong thời gian tập sự vẫn được hưởng 100% lương và phụ cấp.


Các trường hợp được miễn tập sự công chức

Quy định là thế, nhưng không phải trường hợp nào công chức cũng phải tập sự. Nghị định 161/2018/NĐ-CP chỉ rõ về trường hợp công chức được miễn tập sự nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

- Được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm

- Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự.

Trên đây là thông tin về thời gian tập sự của công chức và các trường hợp được miễn tập sự công chức. Để tìm hiểu thêm các quy định về cán bộ, công chức, viên chức bạn đọc có thể theo dõi chuyên mục này của LuatVietnam tại đây.

Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có bị trừ tỷ lệ lương hưu?

Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có bị trừ tỷ lệ lương hưu?

Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có bị trừ tỷ lệ lương hưu?

Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Việc nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có bị trừ tỷ lệ lương hưu sẽ được thông tin trong nội dung dưới đây.

Cán bộ hưởng chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu thế nào?

Cán bộ hưởng chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu thế nào?

Cán bộ hưởng chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu thế nào?

Bên cạnh chính sách nghỉ hưu trước tuổi của cán bộ từ 01/01/2025, Nghị định 177/2024/NĐ-CP cũng đề cập đến chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu của cán bộ. Vậy cụ thể thế nào? Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ với giáo viên mới nhất

Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ với giáo viên mới nhất

Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ với giáo viên mới nhất

Hiện nay, theo quy định tất cả các giáo viên phải đáp ứng được yêu cầu về trình độ ngoại ngữ. Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của giáo viên ở các cấp học và vị trí giảng dạy là không giống nhau. Dưới đây là quy định về chứng chỉ ngoại ngữ với giáo viên mới nhất.