Bỏ phụ cấp thâm niên, thu nhập của giáo viên vẫn tăng cao từ 1/7/2020

Nhiều giáo viên bày tỏ sự lo lắng khi kể từ ngày 01/7/2020 - ngày Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực - họ sẽ mất đi một khoản thu nhập đáng kể do phụ cấp thâm niên không còn nữa. Tuy nhiên, thực tế từ thời điểm này, thu nhập của giáo viên vẫn có thể sẽ tăng cao.

Từ 01/7/2024, chưa thực hiện 05 bảng lương mới bằng con số cụ thể theo vị trí việc làm mà tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Đồng loạt bãi bỏ phụ cấp thâm niên với giáo viên

Tại Nghị quyết 27 năm 2018, Bộ Chính trị xác định sẽ bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức; chỉ còn quân đội, công an, cơ yếu được hưởng khoản phụ cấp này.

Thực hiện chủ trương nêu trên, tại Luật Giáo dục năm 2019 cũng không còn quy định về phụ cấp thâm niên của giáo viên như Luật Giáo dục trước đây. Như vậy, kể từ ngày Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực - ngày 01/7/2020 - giáo viên sẽ bị mất một khoản thu nhập không nhỏ đến từ phụ cấp thâm niên.

Bỏ phụ cấp thâm niên, thu nhập của giáo viên vẫn tăng cao từ 1/7/2020

Theo Luật Giáo dục mới, phụ cấp thâm niên của giáo viên sẽ không còn nữa (Ảnh minh họa)


Thu nhập của giáo viên vẫn có cơ hội tăng cao

Dù không còn được hưởng phụ cấp thâm niên từ 01/7/2020, tuy nhiên thu nhập của giáo viên vẫn sẽ tăng cao vì một số lý do sau:

- Lương cơ sở tăng từ 01/7/2020:

Lương cơ sở vẫn sẽ được duy trì trong năm 2020 và đặc biệt từ ngày 01/7/2020, mức lương này sẽ tăng cao “kỷ lục” lên 1,6 triệu đồng/tháng (cao nhất trong vòng 08 năm trở lại đây).

Do ở thời điểm này, tiền lương và một số khoản phụ cấp của giáo viên vẫn được duy trì theo cách tính: Lương cơ sở x Hệ số nên khi lương cơ sở tăng, lương và một số khoản phụ cấp của giáo viên cũng sẽ tăng vọt (mức tăng lương cao nhất lên đến 700.000 đồng/tháng với giáo viên trung học).

Xem chi tiết: Bảng lương giáo viên từ ngày 01/7/2020.

- Được hưởng phụ cấp đặc thù nghề  

Tuy bãi bỏ phụ cấp thâm niên, nhưng theo Điều 76 của Luật Giáo dục 2019, giáo viên vẫn sẽ được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ”. Đây là điều mà các Luật Giáo dục trước đây không quy định.

Hiện nay, theo Nghị định 113/2015/NĐ-CP, phụ cấp đặc thù nghề chỉ dành cho giáo viên vừa dạy lý thuyết, vừa dạy thực hành là nghệ nhân ưu tú trở lên hoặc người có trình độ kỹ năng nghề cao, dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Với định hướng mới của Luật Giáo dục nêu trên, Nghị định 113 có thể sẽ được sửa đổi trong thời gian tới theo hướng mở rộng hơn đối tượng giáo viên được hưởng phụ cấp đặc thù nghề?

- Được hưởng lương theo vị trí việc làm

Theo tinh thần của Nghị quyết 27, từ năm 2021, chính sách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có giáo viên sẽ được thay đổi. Cách tính lương theo mức lương cơ sở và hệ số lương không còn được duy trì, thay vào đó là tính lương theo vị trí việc làm.

Trong đó, mỗi chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau.

Tiền lương theo vị trí việc làm là tiền lương được trả theo đúng năng lực thực chất, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, thay vì phụ thuộc vào thâm niên công tác, bằng cấp như hiện nay. Giáo viên càng có chuyên môn tốt lương sẽ càng cao. 

>> Video: Điểm mới về tiền lương, phụ cấp của giáo viên năm 2020 

LuatVietnam đã chính thức ra mắt Ứng dụng (App) trên di động, trước tiên với hệ điều hành Android và sẽ sớm có trên hệ điều hành iOs. App LuatVietnam hỗ trợ tìm kiếm văn bản nhanh bằng giọng nói, miễn phí dùng thử một số tính năng dành cho khách hàng đóng phí… Tải App tại đây Bỏ phụ cấp thâm niên, thu nhập của giáo viên vẫn tăng cao từ 1-7-2020


Lan Vũ

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.