“Nỗi buồn nhân đôi” của mọi giáo viên trong ngày 01/7/2020

Có lẽ chưa có thời điểm nào, các giáo viên trên cả nước lại chịu sự tác động mạnh mẽ của nhiều chính sách pháp luật mới như từ 01/7/2020. Trong đó có những chính sách không đem lại niềm vui với nhiều giáo viên.

1 - Biên chế suốt đời chính thức hết thời

Ngày 01/7/2020 là thời điểm Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức chính thức có hiệu lực.

Với đông đảo đội ngũ nhà giáo, quy định đáng chú ý nhất của Luật này chính là bãi bỏ chế độ biên chế suốt đời với viên chức.

Căn cứ khoản 2 Điều 2 sửa đổi, bổ sung Điều 25 Luật Viên chức hiện hành, việc thực hiện hợp đồng loại không xác định thời hạn chỉ còn được áp dụng với 03 trường hợp:

- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;

- Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;

- Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Giáo viên mới được tuyển dụng từ ngày 01/7/2020 thì đều phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn. Như vậy, sẽ không còn chế độ biên chế với những giáo viên này, sự ổn định suốt đời đã không còn nữa. Thay vào đó, khi hợp đồng làm việc hết thời hạn, họ có thể sẽ phải nghỉ việc nếu như đơn vị tuyển dụng không ký tiếp hợp đồng làm việc mới.

Bỏ biên chế, mất phụ cấp thâm niên: “Nỗi buồn kép” của mọi giáo viên​ (Ảnh minh họa)


2 - Phụ cấp thâm niên cũng chính thức được xóa bỏ

Cũng tại thời điểm 01/7/2020, Luật Giáo dục 2019 cũng chính thức có hiệu lực, thay thế cho Luật Giáo dục 2009 trước đây.

Luật này tác động trực tiếp tới đội ngũ giáo viên, trong đó có đến 07 quy định mới (Xem tại đây). Trong đó, đáng chú ý nhất phải kể đến quy định về việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên với giáo viên.

Cụ thể, tại Điều 76, Luật này quy định:

Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, phụ cấp thâm niên nghề được quy định trước đây tại Luật Giáo dục cũ đã không được nhắc đến tại Luật này. Giáo viên chính thức bị mất một khoản thu nhập không nhỏ đến từ phụ cấp thâm niên. 

* Lưu ý: Bài viết này được đăng tải trước thời điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 977/NGCBQLGD-CSNGCB về việc tiếp tục chi trả trợ cấp thâm niên cho giáo viên cho đến khi có quy định mới. 

3 - Bỏ biên chế, mất phụ cấp thâm niên, điều gì giữ chân các nhà giáo?

Dù trong cùng một ngày, giáo viên đồng thời phải đón nhận hai tin không vui là: Bỏ biên chế và mất phụ cấp thâm niên. Vậy điều gì làm động lực để giáo viên gắn bó lâu dài với nghề giáo - nghề được coi là cao quý nhất trong những nghề cao quý?

Có thể đó chính là những kỳ vọng về việc thay đổi chính sách tiền lương theo tinh thần của Nghị quyết 27/NQ-TW. Theo đó, giáo viên sẽ được trả lương theo vị trí việc làm, tương xứng với công sức và kết quả làm việc.

>> Cách tính lương của cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2021

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục