Biểu quyết bằng thẻ Đảng giơ tay trái hay tay phải?

Giơ thẻ Đảng là một trong những cách thức dùng để biểu quyết trong các đại hội Đảng... Tuy nhiên, hiện có rất nhiều người thắc mắc biểu quyết bằng thẻ Đảng thì giơ tay nào mới là đúng?


Thẻ Đảng viên dùng để làm gì?

Thẻ Đảng viên là chứng nhận quan trọng của Đảng viên, được phát khi Đảng viên đã được công nhận Đảng viên chính thức (khoản 7.1 Điều 7 Hướng dẫn 01 năm 2016).

Đồng thời, theo điểm e khoản 6.2 Điều 6 Quy định 29/QĐ-TW năm 2016, Đảng viên sử dụng thẻ Đảng viên để biểu quyết trong sinh hoạt Đảng, trong đại hội Đảng các cấp trừ trường hợp biểu quyết bằng phiếu kín.

Ngoài ra, thẻ Đảng viên còn là giấy tờ thuộc hồ sơ kèm theo khi Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời hoặc chính thức trong nước hay còn gọi là cắt Đảng số ở Đảng bộ (điểm b khoản 3.3.1 Điều 3 Hướng dẫn 01).

Riêng Đảng viên đi lao động xuất khẩu ở ngoài nước, tổ chức Đảng cấp huyện giữ lại thẻ Đảng viên đến khi người này về nước thì chuyển sinh hoạt Đảng về chi bộ nơi chuyển đi.

Không chỉ vậy, thẻ Đảng viên còn là căn cứ để tính tuổi của Đảng viên. Điểm 5.3 Điều 5 Hướng dẫn 01 quy định, tuổi Đảng của Đảng viên được tính từ ngày cấp có thẩm quyền ký quyết định kết nạp. Nếu không có quyết định kết nạp hoặc không lưu giữ quyết định thì lấy ngày vào Đảng trong thẻ Đảng viên để tính tuổi Đảng.

Ngoài ra, theo Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định về giấy tờ nhân thân, vé, thẻ lên tàu bay, thẻ Đảng viên là một trong những giấy tờ hành khách mang quốc tịch Việt Nam phải xuất trình khi lên máy bay.

Như vậy, có thể thấy, thẻ Đảng viên vô cùng quan trọng với mỗi Đảng viên. Nếu làm mất hoặc làm hỏng thì Đảng viên phải báo ngay cho cấp ủy để xét cấp lại hoặc đổi thẻ khác.

Thậm chí, theo khoản 1 Điều 11 Quy định 102, nếu Đảng viên làm mất hoặc sử dụng thẻ Đảng sai mục đích thì tùy vào tính chất, hậu quả gây ra mà Đảng viên có thể bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc khai trừ ra khỏi Đảng.

Khai trừ cũng là hình thức kỷ luật với Đảng viên dùng thẻ Đảng để vay tiền hoặc tài sản theo điểm đ khoản 3 Điều 11 Quy định 102.

Với Đảng viên tự ý trả thẻ Đảng viên hoặc tự hủy thẻ Đảng viên thì chi bộ xem xét, đề nghị cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên Đảng viên trong danh sách Đảng viên.

Biểu quyết bằng thẻ Đảng giơ tay nào là đúng
Biểu quyết bằng thẻ Đảng giơ tay nào là đúng? (Ảnh minh họa)


Biểu quyết bằng thẻ Đảng giơ tay trái hay tay phải?

Theo Điều 3 Điều lệ Đảng, Đảng viên có quyền biểu quyết công việc của Đảng. Về hình thức biểu quyết bằng thẻ Đảng viên, Quy định 29 nêu rõ:

Đảng viên sử dụng thẻ Đảng viên để biểu quyết trong sinh hoạt Đảng, trong đại hội Đảng các cấp trừ trường hợp biểu quyết bằng phiếu kín

Việc biểu quyết giơ tay bằng cách sử dụng thẻ Đảng viên được thực hiện trong các trường hợp quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Quy định 244-QĐ/TW:

- Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu...);

- Thông qua số lượng và danh sách bầu cử;

- Biểu quyết trong sinh hoạt Đảng (sinh hoạt chi bộ, hội nghị Đảng bộ, hội nghị của cấp ủy các cấp).

Tuy nhiên, yêu cầu dùng tay trái hay tay phải để cầm thẻ Đảng viên không được quy định cụ thể tại bất kỳ văn bản pháp luật nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Do đó, khi biểu quyết bằng giơ thẻ, Đảng viên không bắt buộc phải dùng tay trái hay tay phải.

Trên đây là quy định về biểu quyết bằng thẻ Đảng giơ tay nào. Nếu còn thắc mắc khác liên quan đến Đảng viên, độc giả có thể liên hệ 1900 6192 để được tư vấn, giải đáp nhanh nhất.

>> Hướng dẫn chi tiết về Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?