Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp về việc biếu quà sếp thế nào để không phạm luật khi có không ít người lợi dụng dịp Tết để nịnh nọt cấp trên, chạy chức, chạy quyền.
Biếu quà sếp thế nào để không phạm luật?
Công chức có thể tặng quà Tết cho sếp của mình mà người được nhận quà sẽ không bị xem là tham nhũng và không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội nhận hối lộ trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất: Không tặng quà cho công chức có liên quan đến công việc của mình hoặc lãnh đạo của mình
Khoản 2 Điều 22 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định:
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
Do đó, nếu không liên quan trực tiếp/gián tiếp đến công việc do mình giải quyết/quản lý hoặc không tặng quà trực tiếp cho lãnh đạo của mình thì không thuộc trường hợp bị cấm tặng cũng như cấm nhận quà.
Thứ hai: Không tặng quà để được thực hiện bất kỳ lợi ích hoặc yêu cầu nào đó
Theo khoản 2 Điều 10 Quy định 205-QĐ/TW năm 2019, việc lợi dụng dịp lễ, Tết để tặng quà cho người có chức vụ, quyền hạn để nhận được sự ủng hộ, tín nhiệm, được vị trí nào đó hoặc quyền lợi... đều là biểu hiện của hành vi chạy chức, chạy quyền
Đây cũng là biểu hiện của hành vi tham nhũng theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng.
Đồng thời, theo Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015, một người sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội hối lộ khi có những đặc điểm sau đây:
- Mục đích: Để người có chức vụ, quyền hạn làm/không làm vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
- Hành vi: Trực tiếp hoặc qua trung gian đưa/sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác/tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào gồm tiền, tài sản từ 02 triệu đồng trở lên, lợi ích phi vật chất...
Như vậy, nếu tặng quà chỉ đơn thuần là vì muốn thể hiện tình cảm, sự tôn trọng của mình đến người khác mà không nhằm bất kỳ mục đích vụ lợi nào hoặc không thông qua món quà tặng để yêu cầu người đó/sự ảnh hưởng của người đó để giải quyết công việc,yêu cầu nào đó thì hoàn toàn không bị cấm.
Biếu quà sếp dịp Tết bị xử lý thế nào?
Khi biếu quà sếp dưới bất kỳ hình thức nào cũng sẽ bị coi là vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng. Do đó, người biếu quà có thể bị kỷ luật, nếu nặng hơn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Xử lý kỷ luật
Căn cứ Nghị định 112/2020/NĐ-CP, nếu lợi dụng Tết để tặng quà cho sếp nhằm vụ lợi, tuỳ vào mức độ, hành vi vi phạm mà công chức sẽ bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:
Hành vi tham nhũng | Mức kỷ luật | Căn cứ |
Vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng | Khiển trách | khoản 4 Điều 8 |
Đã bị kỷ luật bằng khiển trách nhưng còn tái phạm | Cảnh cáo | khoản 1 Điều 9 |
- Đã bị cảnh cáo mà còn tái phạm hoặc - Vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng | Hạ bậc lương | Điều 10 |
-Đã bị cảnh cáo mà còn tái phạm hoặc - Vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng | Giáng chức (chỉ áp dụng với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) | Điều 11 |
- Công chức đã bị kỷ luật giáng chức hoặc - Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ | Cách chức (Áp dụng với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) | Điều 12 |
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo đã bị cách chức mà còn tái phạm hoặc - Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo đã bị hạ bậc lương mà còn tái phạm hoặc - Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng | Buộc thôi việc | Điều 13 |
Chịu trách nhiệm hình sự
Khi biếu quà sếp, ngoài bị kỷ luật, nếu nghiêm trọng hơn, công chức còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội đưa hối lộ theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cụ thể:
STT | Hành vi | Mức phạt |
1 | Trực tiếp/qua trung gian đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 02 - 100 triệu đồng, lợi ích phi vật chất để người có chức vụ, quyền hạn làm/không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ | - Phạt tiền 20 - 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm |
2 | - Có tổ chức - Dùng thủ đoạn xảo quyệt - Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn - Phạm tội 02 lần trở lên - Giá trị của hối lộ từ 100 - dưới 500 triệu đồng | 02 - 07 năm |
3 | Giá trị của hối lộ từ 500 triệu đồng - 01 tỷ đồng | 07 - 12 năm |
4 | Giá trị của hối lộ từ 01 tỷ đồng trở lên | 12 - 20 năm |
Như vậy, chỉ khi tặng quà cho người không liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc không phải người quản lý của mình hoặc tặng quà không nhằm thực hiện bất kỳ lợi ích hay yêu cầu nào thì sẽ không vi phạm quy định cấm tặng quà lãnh đạo dưới mọi hình thức.
Tuy nhiên, việc chứng minh việc tặng quà không vì mục đích gì hoặc không vì yêu cầu nào trên thực tế rất khó thực hiện.
Trên đây là phân tích về việc Tết 2025 biếu quà sếp thế nào để không phạm luật? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.