Công chức bị khiển trách sau bao lâu được nâng lương?

Khiển trách là một trong những hình thức kỷ luật đối với công chức. Trong đó, vấn đề khiến nhiều công chức quan tâm hiện nay là nếu bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách thì sau bao lâu họ sẽ được nâng lương?


Khi nào công chức bị kỷ luật khiển trách?

Điều 79 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 nêu rõ khi công chức vi phạm các quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải chịu một trong các hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc…

Việc xử lý kỷ luật cũng áp dụng với công chức đã nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện hành vi vi phạm trong thời gian công tác (quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/202 tại Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2019).

Trong đó, việc kỷ luật bằng hình thức khiển trách được Chính phủ nêu tại Điều 9 Nghị định 34 năm 2011 khi:

- Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ;

- Không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng;

- Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Tự ý nghỉ việc với tổng thời gian nghỉ từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng;

- Sử dụng tài sản công trái pháp luật;

- Xác nhận giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;

- Vi phạm quy định của pháp luật về các lĩnh vực: Phòng, chống tham nhũng; Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; Kỷ luật lao động; Bình đẳng giới; Phòng, chống tệ nạn mại dâm...

bị khiển trách bao lâu công chức được nâng lương

Công chức bị khiển trách sau bao lâu sẽ được nâng lương? (Ảnh minh họa)

Sau khi bị khiển trách bao lâu công chức được nâng lương?

Hiện nay, thời hiệu xử lý kỷ luật đang là 24 tháng cho mọi hành vi vi phạm và mọi hình thức kỷ luật. Tuy nhiên, từ 01/7/2020, Luật sửa đổi đã nêu rõ, khiển trách sẽ có thời hiệu xử lý 02 năm và được xét là hành vi vi phạm ít nghiêm trọng.

Về việc nâng lương của công chức, khi bị khiển trách, Điều 82 Luật Cán bộ, công chức quy định:

Công chức bị khiển trách thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng.

Và Thông tư 08 năm 2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chi tiết như sau:

- Không được nâng bậc lương thường xuyên vì vi phạm tiêu chuẩn 2 (Điều 2);

- Trong thời gian giữ bậc lương hiện tại, nếu bị kỷ luật khiển trách thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên 06 tháng.

Đồng thời, công chức bị kỷ luật khiển trách thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

Tuy nhiên, nếu đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền là oan, sai sau khi bị khiển trách thì không bị kéo dài thời gian nâng lương nữa và được truy lĩnh tiền lương, truy nộp bảo hiểm xã hội theo bậc lương đã được tính lại.

Đồng thời, bắt đầu từ 01/7/2020, công chức bị khiển trách chỉ không được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn nhưng vẫn có thể được bổ nhiệm lại hoặc vào chức vụ thấp hơn.

Tóm lại, khi bị khiển trách thì sau 06 tháng, công chức sẽ được nâng lương nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

>> Điểm mới của Luật sửa đổi Luật Cán bộ công chức

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.