Bảo vệ, lái xe, lễ tân, tạp vụ... trong cơ quan Nhà nước có được nhận trợ cấp theo Nghị định 178?

Bảo vệ, lái xe, lễ tân, tạp vụ... trong Nhà nước có được nhận trợ cấp theo Nghị định 178 hay không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.

1. Bảo vệ, lái xe, lễ tân, tạp vụ... trong Nhà nước có được nhận trợ cấp theo Nghị định 178?

Bảo vệ, lái xe, lễ tân, tạp vụ... trong Nhà nước được nhận trợ cấp theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP vì đây là đối tượng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức nhà nước được áp dụng chính sách như công chức theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 178 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định số 67/2025/NĐ-CP.

Cụ thể đối tượng được nhận trợ cấp theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP bao gồm:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 1 Nghị định này và lực lượng vũ trang chịu sự tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính các cấp (sau đây viết tắt là sắp xếp tổ chức bộ máy), bao gồm:

a) Công chức, viên chức không giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý;

b) Cán bộ, công chức cấp xã;

c) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động một số loại công việc trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật trước thời điểm ngày 15 tháng 01 năm 2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức (sau đây viết tắt là người lao động);

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

đ) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;

e) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu…

Bảo vệ trong cơ quan Nhà nước có được nhận trợ cấp theo Nghị định 178
Bảo vệ, lái xe... trong cơ quan Nhà nước được nhận trợ cấp theo Nghị định 178

2. Các công việc nào trong Nhà nước phải thực hiện hợp đồng?

Các công việc cơ quan hành chính, sự nghiệp công lập cần phải thực hiện hợp đồng và dịch vụ được quy định tại Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP như sau:

(1) Các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan, gồm:

- Lái xe, bảo vệ, trừ trường hợp quy định tại khoản (2).

- Lễ tân, phục vụ; tạp vụ; trông giữ phương tiện; bảo trì, bảo dưỡng, vận hành trụ sở, trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Công việc hỗ trợ, phục vụ khác thuộc danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập không được xác định là công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.

(2) Các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách như công chức, gồm:

- Bảo vệ ở các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; Kho tiền hoặc Kho hồ sơ ấn chỉ có giá trị như tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan;

- Lái xe phục vụ Bộ trưởng hoặc chức vụ, chức danh tương đương Bộ trưởng trở lên; lái xe chuyên dùng chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước;

- Người làm công việc hỗ trợ, phục vụ khác tại cơ quan trọng yếu, cơ mật ở Trung ương theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý.

(3) Các công việc chuyên môn, nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Bảo vệ trong cơ quan Nhà nước có được nhận trợ cấp theo Nghị định 178
Các công việc trong Nhà nước phải ký hợp đồng, dịch vụ (Ảnh minh họa)

3. Ký hợp đồng lao động với các vị trí bảo vệ, lái xe… tại cơ quan Nhà nước như thế nào?

Căn cứ Điều 7, Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP, việc ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ được quy định như sau:

* Thẩm quyền ký kết hợp đồng:

- Trường hợp là cơ quan hành chính: Người đứng đầu cơ quan này có thẩm quyền ký hợp đồng và quyết định số lượng hợp đồng hoặc có thể phân cấp, ủy quyền bằng văn bản cho người đứng đầu tại cơ quan, đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện.

- Trường hợp là đơn vị sự nghiệp công lập: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là người có thẩm quyền ký hợp đồng. Trường hợp không trực tiếp ký thì có thể ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện và việc ủy quyền phải thực hiện bằng văn bản.

* Tiêu chuẩn, điều kiện để ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ:

Cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

- Có 01 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam

- Đủ tuổi lao động theo quy định

- Có đủ sức khỏe để làm việc

- Có lý lịch được cơ quan có thẩm quyền xác nhận

- Có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm

- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến công việc ký kết hợp đồng.

- Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và theo tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.

Nói tóm lại, Bảo vệ trong cơ quan Nhà nước có được nhận trợ cấp theo Nghị định 178 (cùng 01 số chức vụ khác như lễ tân, lái xe...) 

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chế độ lương của cán bộ công chức lãnh đạo sau sáp nhập đơn vị hành chính

Chế độ lương của cán bộ công chức lãnh đạo sau sáp nhập đơn vị hành chính

Chế độ lương của cán bộ công chức lãnh đạo sau sáp nhập đơn vị hành chính

Nội dung bài viết dưới đây LuatVietnam sẽ thông tin về chế độ lương của cán bộ công chức lãnh đạo sau sáp nhập. Đây là một trong những vấn đề liên quan đến sắp xếp bộ máy, sáp nhập tỉnh thành được nhiều người quan tâm.

Thay đổi đơn vị hành chính: Sắp có thay đổi lớn với công chức cấp xã?

Thay đổi đơn vị hành chính: Sắp có thay đổi lớn với công chức cấp xã?

Thay đổi đơn vị hành chính: Sắp có thay đổi lớn với công chức cấp xã?

Để quản lý cán bộ, công chức, viên chức phù hợp sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Nội vụ đã ban hành dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi có tác động lớn đến công chức cấp xã. Cùng theo dõi đề xuất thay đổi với công chức cấp xã khi thay đổi đơn vị hành chính.