Bằng thạc sĩ quan trọng thế nào đối với công chức?

Nhiều vị trí việc làm trong cơ quan Nhà nước đòi hỏi công chức phải có bằng đại học. Thế nhưng, nhiều công chức vẫn học lên thạc sĩ. Vậy việc có tấm bằng thạc sĩ quan trọng thế nào đối với công chức?

Bằng thạc sĩ quan trọng thế nào đối với công chức?

Bằng thạc sĩ quan trọng thế nào đối với công chức? (Ảnh minh họa)

1 - Trong thời gian tập sự công chức

Nghị định 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ chỉ rõ, trong thời gian tập sự, công chức được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng.

Thế nhưng, nếu trường hợp người tập sự có bằng thạc sĩ thì sẽ được hưởng mức lương cao hơn, là 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng.

Ví dụ: Anh A có bằng thạc sĩ Luật học và đang tập sự tại cơ quan B.

Mức lương mà anh nhận được trong thời gian tập sự là 3,711 triệu đồng x 85% = 3,15 triệu đồng/tháng

Nếu chỉ có bằng cử nhân, anh A được hưởng lương là 3,252 triệu đồng x 85% = 2,76 triệu đồng/tháng.

Xem thêm: Bảng lương công chức năm 2019 

 2 - Khi chính thức được tuyển dụng vào biên chế

Khi chính thức là công chức, người có bằng thạc sĩ có được nâng bậc lương hay không là băn khoăn chung của rất nhiều người.

Tuy nhiên, theo quy định hiện nay, việc có bằng thạc sĩ cũng không giúp công chức được nâng bậc lương thường xuyên hay bậc lương trước hạn.

Khi có bằng thạc sĩ, công chức vẫn sẽ sẽ được xếp lương ở bậc 1 theo ngạch công chức. Xem chi tiết: Điều kiện công chức được nâng bậc lương trước hạnĐiều kiện được nâng bậc lương thường xuyên.

Như vậy, có thể thấy rằng, việc có bằng thạc sĩ sẽ giúp công chức hưởng mức lương cao hơn trong thời gian tập sự, nhưng không được hưởng mức cao hơn khi đã chính thức được tuyển dụng vào biên chế.

Tuy nhiên, việc đi học thạc sỹ đối với mọi công chức là cần thiết, giúp công chức nâng cao trình độ chuyên môn, thêm kiến thức để phục vụ công việc.

Hiện nay, trong một số cơ quan Nhà nước có chính sách cử công chức đi học cao học nhưng sau đó phải cam kết làm việc tại cơ quan ít nhất gấp 02 lần thời gian đi đào tạo.

Lan Vũ

1900 6192 để được giải đáp qua tổng đài
0936 385 236 để sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa

Tin cùng chuyên mục

Bỏ biên chế suốt đời, cán bộ, công chức sẽ được đánh giá bằng KPI?

Bỏ biên chế suốt đời, cán bộ, công chức sẽ được đánh giá bằng KPI?

Bỏ biên chế suốt đời, cán bộ, công chức sẽ được đánh giá bằng KPI?

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi đang được lấy ý kiến đóng góp. Trong đó, các nội dung đáng chú ý là dứt điểm bỏ biên chế suốt đời và thay thế việc đánh giá cán bộ công chức bằng KPI? Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây.

Phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm như thế nào? [Đề xuất]

Phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm như thế nào? [Đề xuất]

Phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm như thế nào? [Đề xuất]

Theo dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, một trong những nguyên tắc trong tuyển dụng công chứ là tuyển chọn theo vị trí việc làm. Trong bài viết dưới đây LuatVietnam sẽ thông tin về phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm.

5 chính sách mới mọi cán bộ, công chức cấp xã cần chú ý

5 chính sách mới mọi cán bộ, công chức cấp xã cần chú ý

5 chính sách mới mọi cán bộ, công chức cấp xã cần chú ý

Cùng cập nhật những chính sách mới ảnh hưởng đến cán bộ công chức cấp xã trong thời gian tới khi hiện nay đang có hàng loạt quy định về đối tượng này đang được ban hành, lấy ý kiến đóng góp: Dự thảo Luật Cán bộ, công chức, các văn bản về sáp nhập tỉnh, thành phố…

Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ với giáo viên mới nhất

Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ với giáo viên mới nhất

Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ với giáo viên mới nhất

Hiện nay, theo quy định tất cả các giáo viên phải đáp ứng được yêu cầu về trình độ ngoại ngữ. Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của giáo viên ở các cấp học và vị trí giảng dạy là không giống nhau. Dưới đây là quy định về chứng chỉ ngoại ngữ với giáo viên mới nhất.