Bảng lương giáo viên 2023 tăng đột biến từ 01/7/2023

Hiện nay, thu nhập chính từ lương của giáo viên được tính dựa trên mức lương cơ sở. Vì vậy khi lương cơ sở tăng, bảng lương giáo viên 2023 cũng tăng đột biến.

Bảng lương giáo viên 2023

Hiện nay, mức lương của giáo viên các cấp được tính theo công thức:

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Trong đó, hệ số lương giáo viên các cấp được quy định lần lượt tại các Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT.

Về mức lương cơ sở:

  • Trước 01/7/2023: Áp dụng mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP.
  • Sau 01/7/2023: Áp dụng mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP.

Áp dụng công thức trên, bảng lương giáo viên 2023 như sau:

1 - Bảng lương giáo viên mầm non

2 - Bảng lương giáo viên tiểu học


3 - Bảng lương giáo viên trung học cơ sở

4 - Bảng lương giáo viên trung học phổ thông

Có thể thấy nếu tăng lương cơ sở từ 01/7/2023, lương của giáo viên các cấp sẽ được tăng thêm từ 800.000 đồng đến hơn 02 triệu đồng mỗi tháng.

Thu nhập của giáo viên được cải thiện đáng kể từ 01/7/2023

Hiện nay, thu nhập của giáo viên không chỉ có mỗi lương cơ bản mà còn có thêm các khoản phụ cấp khác, cụ thể:

- Phụ cấp ưu đãi theo nghề = Mức lương cơ sở x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

­Trong đó, tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi gồm các mức: 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50%.

(theo Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC)

- Phụ cấp cho giáo viên công tác ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn gồm:

  • Phụ cấp lưu động cho giáo viên chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục bắt buộc phải đi lại thường xuyên giữa các thôn là 0,2 so với mức lương cơ sở.
  • Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số là 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

(căn cứ Nghị định 76/2019/NĐ-CP)

- Phụ cấp khu vực cho giáo viên làm việc tại vùng khí hậu khắc nghiệt, xa xôi, vùng biên giới, hải đảo, đường xá đi lại khó khăn… mức phụ cấp dao động từ 10 - 100% mức lương cơ sở (theo Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT).

Xem chi tiết các khoản lương, phụ cấp giáo viên

Nhìn chung, tất cả các khoản tiền tính vào thu nhập của giáo viên đều phụ thuộc, chịu sự ảnh hưởng của mức lương cơ sở. Việc tăng lương cơ sở không chỉ giúp giáo viên tăng lương cơ bản mà còn tăng cả các khoản phụ cấp, theo đó thu nhập hàng tháng cũng cao hơn.

Trước khi tăng lương cơ sở, nếu tính cả các khoản phụ cấp thì thu nhập của giáo viên các cấp sẽ dao động trong khoảng từ 4,2 - 14 triệu đồng/tháng.

Sau khi tăng lương cơ sở, thu nhập của giáo viên các cấp được cải thiện đáng kể, trung bình có thể tăng từ 01 - 03 triệu đồng/tháng. Với mức lương cơ bản cao nhất của giáo viên áp dụng cho hạng I bậc 8 là 12,204 triệu đồng/tháng, khi cộng thêm các khoản phụ cấp thì thu nhập thậm chí có thể lên tới gần 20 triệu đồng/tháng.

Trên đây là bảng lương giáo viên 2023 và các vấn đề liên quan. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192  để được LuatVietnam tư vấn chi tiết. 

Video LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(8 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từng bị tạm giữ điều tra có được thi công chức?

Một trong những điều kiện quan trọng để công dân Việt Nam được thi công chức chính là phải có lý lịch rõ ràng và phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. Vậy trường hợp đã từng bị tạm giữ điều tra có được thi công chức không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.