Bên cạnh bảng lương của quân đội, công an, dưới đây, LuatVietnam xin gửi đến bảng lương của một nhóm đối tượng liên quan khác là công nhân quốc phòng từ năm 2021.
Công nhân và viên chức quốc phòng là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội nhân dân theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ.
Trong đó gồm:
- Loại A:
Nhóm 1: Là vị trí việc làm yêu cầu trình độ đại học, những người sản xuất, sữa chữa, bảo quản vũ khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật quân sự, nghiên cứu viên ngành, nghề và chuyên đề;
Nhóm 2: Là vị trí việc làm yêu cầu trình độ cao đẳng gồm những người sản xuất, sửa chữa, bảo quản vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự; cao đẳng viên thực hành các ngành, nghề, chuyên đề;
- Loại B: Là vị trí việc làm yêu cầu trình độ và kỹ năng nghề trung cấp, gồm: Kỹ thuật viên vũ khí, khí tài quân binh chủng, ngành quân khí; kỹ thuật viên các ngành, nghề, chuyên đề.
- Loại C: Là vị trí việc làm yêu cầu chứng chỉ và kỹ năng nghề sơ cấp, gồm người thực hiện các công việc tại cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo quản vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự; bảo đảm phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ khác.
Ảnh chụp một phần Bảng lương công nhân quốc phòng năm 2021
Về việc xếp lương của nhóm đối tượng này, Điều 36 Luật trên quy định, tiền lương của công nhân quốc phòng được xác định theo trình độ đào tạo, chức danh, vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt.
Đồng thời, theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ, lương của đối tượng này được tính theo công thức:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
- Hệ số được quy định cụ thể tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định 19/2017/NĐ-CP;
Bài viết dưới đây của LuatVienam sẽ tổng hợp các văn bản về sắp xếp tinh gọn bộ máy mới nhất. Đây là một trong những vấn đề nổi bật, đã và đang đặc biệt được quan tâm.
Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Việc nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có bị trừ tỷ lệ lương hưu sẽ được thông tin trong nội dung dưới đây.
Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Vậy chính sách tinh giản biên chế tại Nghị định này ra sao?
Bên cạnh chính sách nghỉ hưu trước tuổi của cán bộ từ 01/01/2025, Nghị định 177/2024/NĐ-CP cũng đề cập đến chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu của cán bộ. Vậy cụ thể thế nào? Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.
Thông thường, khi được tuyển dụng công chức sẽ phải tập sự để tập làm các công việc của vị trí việc làm. Dưới đây là quy định mới về chế độ tập sự của công chức từ 01/12/2020 theo Nghị định số 138/2020/NĐ-CP.
Những dịp cuối năm, mỗi Đảng viên đều phải thực hiện kiểm điểm để tự nhìn nhận lại thiếu sót của bản thân trong năm nhằm tự hoàn thiện mình. Vậy Đảng viên kiểm điểm theo những nội dung nào?
Chuyên viên là một trong những ngạch công chức được phân theo ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ. Dưới đây là bảng lương chi tiết của chuyên viên Nhà nước năm 2021 khi lương cơ sở không tăng.