Bảng lương mới nhất của y, bác sĩ năm 2020

Đội ngũ y, bác sĩ là một trong những người phải chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi của lương cơ sở. Vậy cụ thể, bảng lương trong năm 2020 của các đối tượng này sẽ thế nào?

* Lưu ý: Bài viết này được đăng tải ở thời điểm Quốc hội chưa thông qua Nghị quyết 122 về chưa tăng lương cơ sở từ 01/7/2020 do những tác động tiêu cực của dịch Covid-19.

Trong năm 2021, mức lương của bác sĩ vẫn áp dụng theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng chi tiết theo bài viết dưới đây

Bảng lương bác sĩ năm 2020

Hiện nay, mức lương của bác sĩ vẫn được tính dựa theo công thức:

Lương = hệ số x lương cơ sở

Trong đó, bắt đầu từ 01/7/2020, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng sẽ kéo theo mức lương của bác sĩ trong năm 2020 có nhiều biến động.

Lúc này, tính đến 30/6/2020, bác sĩ sẽ vẫn áp dụng mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng như hiện nay; bắt đầu từ 01/7/2020, mức lương này mới được tính theo mức lương cơ sở mới là 1,6 triệu đồng/tháng.

Về hệ số lương của bác sĩ thì thực hiện theo Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV.

Do đó, căn cứ vào Nghị định 204 năm 2004 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, bắt đầu từ ngày 01/7/2020, lương của y, bác sĩ sẽ đồng loạt tăng mạnh:

Bác sĩ cao cấp hạng I; Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng I:

Đơn vị: triệu đồng/tháng

Hệ số lương

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

6.2

6.56

6.92

7.28

7.64

8.0

Mức lương đến 30/6/2020

9.238

9.774

10.311

10.847

11.384

11.920

Mức lương từ 01/7/2020

9.920

10.496

11.072

11.648

12.224

12.800


Bác sĩ chính hạng II, bác sĩ y học dự phòng chính hạng II:

Hệ số lương

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

4.4

4.74

5.08

5.42

5.76

6.1

6.44

6.78

Mức lương đến 30/6/2020

6.556

7.063

7.569

8.076

8.582

9.089

9.596

10.102

Mức lương từ 01/7/2020

7.040

7.584

8.128

8.672

9.216

9.760

10.304

10.848


Bác sĩ hạng III, bác sĩ y học dự phòng hạng III

Hệ số lương

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc

2.34

2.67

3.0

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

Mức lương đến 30/6/2020

3.487

3.978

4.470

4.962

5.453

5.945

6.437

6.929

7.420

Mức lương từ 01/7/2020

3.744

4.272

4.800

5.328

5.856

6.384

6.912

7.440

7.968


Y sĩ

Hệ số lương

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Bậc 11

Bậc 12

1.86

2.06

2.26

2.46

2.66

2.86

3.06

3.26

3.46

3.66

3.86

4.06

Mức lương đến 30/6/2020

2.771

3.069

3.367

3.665

3.963

4.261

4.559

4.857

5.155

5.453

5.751

6.049

Mức lương từ 01/7/2020

2.976

3.296

3.616

3.936

4.256

4.576

4.896

5.216

5.536

5.856

6.176

6.496

Không kết hợp nâng lương với bổ nhiệm chức danh bác sĩ

Tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV, mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp của bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ làm việc trong các cơ sở y tế công lập được quy định như sau:

- Nhóm chức danh bác sĩ gồm: Bác sĩ cao cấp hạng I có mã số V.08.01.01; Bác sĩ chính hạng II có mã số V.08.01.02; Bác sĩ hạng III có mã số V.08.01.03;

- Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng gồm: Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng I có mã số: V.08.02.04; Bác sĩ y học dự phòng chính hạng II có mã số: V.08.02.05; Bác sĩ y học dự phòng hạng III có mã số: V.08.02.06;

- Nhóm chức danh y sĩ gồm: Y sĩ hạng IV có mã số V.08.03.07.

Trong đó, với chức danh nghề nghiệp nêu trên, việc bổ nhiệm và xếp lương được thực hiện theo 02 nguyên tắc:

- Căn cứ vào vị trí việc làm, nhiệm vụ được giao của viên chức;

- Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

Như vậy, với chức danh bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ, khi bổ nhiệm chức danh sẽ không kết hợp với nâng lương hoặc thăng hạng.

Trên đây là cập nhật mới nhất về bảng lương của bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng và y sĩ năm 2020. Để tiện theo dõi, quý độc giả vui lòng tải Bảng lương tổng hợp về để xem chi tiết.

>> Bảng lương cán bộ, công chức, viên chức từ 01/7/2020

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từng bị tạm giữ điều tra có được thi công chức?

Một trong những điều kiện quan trọng để công dân Việt Nam được thi công chức chính là phải có lý lịch rõ ràng và phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. Vậy trường hợp đã từng bị tạm giữ điều tra có được thi công chức không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.