Bài thu hoạch xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân phát huy dân chủ chăm lo đời sống nhân dân

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều vì dân”. Trải qua bao nhiêu năm tháng câu nói đó vẫn luôn được Đảng và Nhà nước ta khắc cốt ghi tâm. Bài thu hoạch xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân phát huy dân chủ chăm lo đời sống nhân dân dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tư tưởng này.


1. Ai cần phải viết bài thu hoạch xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân phát huy dân chủ chăm lo đời sống nhân dân

Toàn thể các cán bộ lãnh đạo, đảng viên, công chức trong hệ thống chính trị từ cấp Trung ương đến địa phương cần phải viết bài thu hoạch xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân phát huy dân chủ chăm lo đời sống nhân dân sau khi hoàn thành khóa học.

Các cán bộ lãnh đạo, đảng viên, công chức trong hệ thống chính trị cần phải viết bài thu hoạch
Các cán bộ lãnh đạo, đảng viên, công chức trong hệ thống chính trị cần phải viết bài thu hoạch (Ảnh minh hoạ)

2. Mẫu bài thu hoạch xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân phát huy dân chủ

Suốt cuộc đời làm cách mạng của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tâm niệm 4 chữ “yêu nước, thương dân”, Bác luôn căn dặn các cán bộ Đảng lấy dân làm gốc, vì dân mà làm, chăm lo đời sống cho nhân dân.

Thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng ta đã và đang không ngừng học hỏi, xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân phát huy dân chủ, đồng thời đổi mới chủ trương, chính sách để đáp ứng những nguyện vọng, mong muốn của toàn thể nhân dân.

2.1 Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân

Ở thời chiến, nhân dân là cội nguồn, là gốc rễ của những chiến thắng cách mạng, là sức mạnh to lớn đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. Chỉ cần nhắc đến dân tộc Việt Nam - một dân tộc nhỏ bé ấy thôi nhưng cũng đủ làm biết bao kẻ thù run sợ, từ Thực dân Pháp đến Đế quốc Mỹ không có kẻ nào sống sót vinh quang trở về.

Từ 1986 cho đến này, Đảng ta không ngừng học hỏi, vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng, đổi mới và bảo vệ Tổ quốc. Phương châm “lấy dân làm gốc” được Đảng và Nhà nước ta vận dụng nhuần nhuyễn, đây cũng chính là yếu tố then chốt góp phần tạo nên thắng lợi trong công cuộc đổi mới.

Biểu hiện của sự tôn trọng chính là sự thấu hiểu, đồng cảm với dân, lắng nghe những thắc mắc, mong muốn, nguyện vọng của dân. Sẵn sàng tiếp thu, sửa đổi phê bình của quần chúng, mạnh dạn đón nhận khen ngợi của nhân dân để từ đó biết được mình thiếu thứ gì mà bổ sung, cải thiện, đồng thời phát huy những gì đã và đang làm tốt.

Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện phương châm “lấy dân làm gốc”
Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện phương châm “lấy dân làm gốc” (Ảnh minh hoạ)

2.2 Phát huy dân chủ

Theo Bác, dân chủ là dân làm chủ và dân là chủ, “nhà nước là của dân, do dân và vì dân”, vì vậy phát huy dân chủ là phát huy tài dân.

Đối với một nước dân chủ, dân có địa vị cao nhất, quyền quý nhất, là lực lượng quan trọng và mạnh nhất. Đảng phải thường xuyên gặp quần chúng, lắng nghe những mong muốn, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng. Hỏi dân, học dân, học từ những điều bình dị nhất, giản đơn nhất cho đến những thứ to lớn, cao cả hơn. Học để hiểu dân, để đồng cảm với dân hơn.

Ngoài việc nâng cao đân trí, bồi dưỡng năng lực, khuyến khích nhân dân tham gia vào công việc của Đảng thì việc tạo điều kiện cho dân "dùng quyền dân chủ của mình, dám nói dám làm" là điều không thể thiếu.

Điều này được biểu hiện rõ nhất thông qua việc nhân dân chính là người nắm giữ mọi quyền lực của đất nước: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật quy đinh”.

Không chỉ dừng lại ở đó, sự giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước cũng là một trong những biểu hiện của tính dân chủ. Trong trường hợp nhân dân cho rằng những quyết định, chính sách đưa ra không phù hợp, vẫn còn nhiều bất cập thì chính Đảng và Nhà nước phải bãi bỏ, sửa đổi những quyết định đó.

Tham gia bầu cử là thước đo dân chủ của một quốc gia
Tham gia bầu cử là thước đo dân chủ của một quốc gia (Ảnh minh hoạ)

2.3 Chăm lo đời sống nhân dân

Cả cuộc đời cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn tâm niệm vì dân: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".

Ngay cả trước lúc ra đi Người vẫn không quên căn dặn các cán bộ Đảng phải chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đặt lợi ích của dân lên hàng đầu, vì dân mà quên mình.

Không phụ sự mong mỏi của Người, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng, đáp ứng mọi mong muốn, lợi ích chính đáng của người dân, từng bước cải thiện cuộc sống ấm no, ai ai cũng có cơm ăn áo mặc.

Đại dịch Covid-19 vừa qua chính là minh chứng sáng nhất cho câu nói “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Bệnh dịch bùng nổ toàn cầu, kéo dài suốt 2 năm vì thế ảnh hưởng rất lớn đến những người lao động và doanh nghiệp.

Những chiếc “ATM gạo” lần lượt được ra đời, hàng ngàn những suất cơm miễn phí cùng vô vàn những điều bình dị mà to lớn của các cấp cán bộ từ Trung ương đến địa phương.

Không chỉ vậy, đồng hành cùng với các doanh nghiệp trong thời kỳ Covid vừa qua không thể không nhắc tới những “gói cứu trợ” kịp thời và đúng lúc của Chính phủ. Hàng loạt những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, phí, lãi suất,... được ban hành nhằm giúp các doanh nghiệp sớm vượt qua khó khăn.

Trong thời gian đó, những chính sách kịp thời của Đảng chính là “liều thuốc an thần” tốt nhất, hiệu quả nhất từ đó từng bước xây dựng lên lòng tin của quần chúng đối với Đảng và Nhà nước.

Công đoàn viên chức tỉnh Khánh Hòa chung tay giúp đỡ người dân trong đợt dịch Covid
Công đoàn viên chức tỉnh Khánh Hòa chung tay giúp đỡ người dân trong đợt dịch Covid (Ảnh minh hoạ)

2.4 Chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng trong giai đoạn hiện nay

- Về chủ trương của Đảng:

  • “Lấy nhân dân làm gốc”.
  • Đẩy mạnh đấu tranh tham nhũng, quan liêu.
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ vì dân quên mình, có phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị.
  • Hoàn thiện các chính sách an sinh xã hội, tạo điều kiện giúp đỡ những mảnh đời khó khăn trong cuộc sống.
  • Bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bảo đảm phát huy tính dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân.

- Về nhiệm vụ, giải pháp:

  • Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
  • Lên kế hoạch xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân phát huy dân chủ chăm lo đời sống nhân dân.
  • Cải cách hành chính, tạo điều kiện tốt nhất cho dân tự do sản xuất, kinh doanh theo pháp luật.
  • Có trách nhiệm cao với nhân dân; giải quyết những vấn đề bức xúc, tồn đọng kéo dài.

3. Hướng dẫn viết bài thu hoạch xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân

Bất cứ bài thu hoạch nào cũng cần phải đảm bảo bố cục 3 phần:

3.1 Phần mở bài

Đối với phần mở đầu của bài thu hoạch xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân phát huy dân chủ chăm lo đời sống nhân dân, người viết cần đi thẳng vào các nội dung cơ bản như:

- Lý do lựa chọn đề tài;

- Tên đề tài nghiên cứu;

- Mục đích nghiên cứu;

- Đối tượng nghiên cứu;...

3.2 Phần thân bài

- Thông thường đối với một bài thu hoạch không có quá nhiều yêu cầu bắt buộc. Người viết nên sử dụng ngôn từ phù hợp, hành văn mạch lạc; tập trung viết đúng vào luận điểm xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân phát huy nhân chủ chăm lo đời sống nhân dân.

- Có thể đưa thêm những minh chứng cụ thể cho bài thu hoạch thêm sinh động.

3.3 Phần kết bài

- Khái quát lại nội dung bài thu hoạch xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân.

- Liên hệ thực tiễn.

4. Lưu ý khi tìm kiếm tài liệu cho bài thu hoạch

Người viết có thể dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn tài liệu cho bài thu hoạch xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân bằng nhiều kênh thông tin khác nhau như: tài liệu trên sách vở, báo chí, tivi, mạng xã hội; tài liệu tra cứu trên internet; hay là tài liệu từ những chuyến đi thực tế của chính bản thân hoặc bạn bè, người thân,....

Dù chọn nguồn tài liệu nào bạn cũng cần đảm bảo sự chính xác, uy tín, ngôn từ phù hợp với bài thu hoạch.

Trên đây là mẫu bài thu hoạch xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân phát huy dân chủ chăm lo đời sống nhân dân mà chúng tôi đã cung cấp cho độc giả. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn đọc dễ dàng hơn trong việc thực hiện bài thu hoạch sau khóa học của mình.

Nếu còn thắc mắc về các vấn đề liên quan đến Đảng viên, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.