Công chức là gì? Từ 01/7/2020, ai được gọi là công chức?

Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung. Vậy khi luật mới có hiệu lực vào ngày 01/7/2020, bộ phận công chức có gì thay đổi không?


Hiện nay có 8 nhóm đối tượng được gọi là công chức

Để trả lời cho câu hỏi, công chức là gì cần căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức hiện nay. Theo đó, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và thuộc các cơ quan, đơn vị được nêu cụ thể tại Nghị định 06 năm 2010 gồm:

- Trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Trong Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước;

- Trong Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập;

- Trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện;

- Trong hệ thống Tòa án nhân dân, hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân;

- Trong cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, tỉnh, huyện;

- Trong cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

Trong đó, công chức hiện nay được tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển trừ trường hợp đã có cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo…

Đồng thời, công chức phải đáp ứng một số tiêu chuẩn, điều kiện như sau:

- Đủ 18 tuổi trở lên, Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

- Có đơn dự tuyển, lý lịch rõ ràng, có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

Ngoài ra, công chức phải trải qua quá trình tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng. Trong đó, Điều 20 Nghị định 24 năm 2010 nêu rõ, thời gian tập sự của công chức gồm:

- 12 tháng nếu được tuyển dụng vào công chức loại C;

- 06 tháng với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D.

Công chức là gì

Từ 01/7/2020, công chức gồm những ai? (Ảnh minh họa)


Từ 01/7/2020, thu hẹp các đối tượng là công chức

Ngày 26/11/2019, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức với nhiều nội dung ảnh hưởng lớn đến đối tượng công chức. Một trong số đó là việc sửa đổi phạm vi đối tượng là công chức.

Theo đó, khoản 2 Điều 4 Luật hiện nay được khoản 1 Điều 1 Luật mới 2019 sửa đổi theo hướng lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không còn là công chức.

Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương không thực hiện chế độ công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần của Nghị quyết 19-NQ/TW và sẽ xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm thay thế bảng lương hiện nay nêu tại Nghị quyết 27-NQ/TW.

Tuy nhiên, khoản 19 Điều 1 của Luật sửa đổi năm 2019 cũng nêu rõ, công chức đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập theo Luật và các văn bản hướng dẫn hiện hành vẫn sẽ tiếp tục được thực hiện chế độ, chính sách … cho đến hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ đang đảm nhiệm.

Trên đây là quy định về công chức là gì? Những ai được gọi là công chức từ ngày 01/7/2021? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Điểm mới của Luật sửa đổi Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục