5 tiêu chí phân biệt bãi nhiệm, miễn nhiệm và cách chức

Bãi nhiệm, miễn nhiệm và cách chức đều được quy định tại Luật Cán bộ, công chức 2008. Tuy vậy, nhiều người vẫn nhầm lẫn về ý nghĩa, bản chất của các thuật ngữ này.

Cùng LuatVietnam phân biệt dựa vào những tiêu chí dưới đây:

Tiêu chí

Miễn nhiệm

Bãi nhiệm

Cách chức

Khái niệm

Là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm

Là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ

Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm

Đối tượng áp dụng

- Cán bộ

- Công chức

Cán bộ

- Cán bộ

- Công chức

Tính chất

Là hình thức giải quyết cho thôi giữ chức vụ, chức danh

Là hình thức kỷ luật

Điều kiện áp dụng

- 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ

- Vì lý do sức khỏe

- Không đủ năng lực, uy tín

- Theo yêu cầu nhiệm vụ

- Vì lý do khác

- Có hành vi vi phạm pháp luật

- Vi phạm về phẩm chất đạo đức

- Không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao

- Có hành vi vi phạm pháp luật

- Vi phạm về phẩm chất đạo đức

- Không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao

- Chỉ áp dụng với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ

Hậu quả

- Được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo

- Nghỉ hưu

- Thôi việc

Thôi giữ chức vụ được bầu

- Kéo dài thời gian lương 12 tháng

- Không được nâng ngạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng

- Cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo

Ngoài ra, còn có một số thuật ngữ khác liên quan đến cán bộ, công chức như:

- Từ chức: Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

- Giáng chức: Là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn.

Việc phân biệt bãi nhiệm, miễn nhiệm và cách chức được căn cứ vào các văn bản sau:

- Hiến pháp năm 2013

- Luật Cán bộ, công chức 2008

- Nghị định 34/2011/NĐ-CP

Lan Vũ

Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Quân nhân nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những khoản trợ cấp nào?

Quân nhân nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những khoản trợ cấp nào?

Quân nhân nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những khoản trợ cấp nào?

Trước xu hướng tinh giản biên chế hiện nay, Bộ Quốc Phòng đã ban hành Thông tư 19/2025/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Vậy quân nhân nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những khoản trợ cấp nào?

Trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178?

Trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178?

Trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178?

Thời gian gần đây, những thông tin mới nhất về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị luôn nhận được nhiều sự quan tâm, một trong số đó là chế độ dành cho cán bộ, công chức, viên chức. Dưới đây là bài viết về trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP.

Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ với giáo viên mới nhất

Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ với giáo viên mới nhất

Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ với giáo viên mới nhất

Hiện nay, theo quy định tất cả các giáo viên phải đáp ứng được yêu cầu về trình độ ngoại ngữ. Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của giáo viên ở các cấp học và vị trí giảng dạy là không giống nhau. Dưới đây là quy định về chứng chỉ ngoại ngữ với giáo viên mới nhất.