3 khoản trợ cấp cho cán bộ, công chức thôi việc do sắp xếp lại tổ chức

Bài viết cung cấp thông tin về các khoản trợ cấp cho cán bộ, công chức thôi việc do sắp xếp lại tổ chức theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Nội Vụ.

Điều 5 Thông tư 1/2025/TT-BNV quy định, cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thì được hưởng 03 khoản trợ cấp như sau:

1. Trợ cấp thôi việc

Đối với người nghỉ thôi việc trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:

Mức trợ cấp

=

Tiền lương tháng hiện hưởng

x 0,8 x

Thời gian để tính trợ cấp thôi việc

Đối với người nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi: 

Mức trợ cấp

=

Tiền lương tháng hiện hưởng

x 0,4 x

Thời gian để tính trợ cấp thôi việc

Trong đó:

- Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 1/2025/TT-BNV:

Tiền lương tháng hiện hưởng bao gồm: Mức tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp và các khoản tiền phụ cấp lương.

Các khoản phụ cấp gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, nếu có.

Tiền lương tháng hiện hưởng

=

Hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp

x

Mức lương cơ sở

+

Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có)

x

Mức lương cơ sở

+

Mức tiền các khoản phụ cấp tính theo lương ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp (nếu có)

Mức lương cơ sở để tính tiền lương tháng hiện hưởng nêu trên là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm tháng trước liền kề tháng nghỉ việc.

- Thời gian để tính trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, là thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang:

  • Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 05 năm trở lên thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc tối đa 05 năm (60 tháng).

  • Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 05 năm thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc bằng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

3 khoản trợ cấp cho công chức thôi việc do sắp xếp lại tổ chức
3 khoản trợ cấp cho công chức thôi việc do sắp xếp lại tổ chức (Ảnh minh họa)

2. Trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Mức trợ cấp

=

Tiền lương tháng hiện hưởng

x 1,5 x

Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trong đó, tiền lương tháng hiện hưởng và số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính như sau:

- Tiền lương tháng hiện hưởng bao gồm: Mức tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp và các khoản tiền phụ cấp lương (Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, nếu có).

Tiền lương tháng hiện hưởng

=

Hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp

x

Mức lương cơ sở

+

Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có)

x

Mức lương cơ sở

+

Mức tiền các khoản phụ cấp tính theo lương ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp (nếu có)

Mức lương cơ sở để tính tiền lương tháng hiện hưởng nêu trên là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm tháng trước liền kề tháng nghỉ việc.

- Thời gian để tính trợ cấp thôi việc là thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang:

  • Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 05 năm trở lên thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc tối đa 05 năm (60 tháng).

  • Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 05 năm thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc bằng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

3. Trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm

Cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm:

Mức trợ cấp

=

Tiền lương tháng hiện hưởng

x 3

Tương tự như các mục trên, tiền lương tháng hiện hưởng cũng được tính theo công thức:

Tiền lương tháng hiện hưởng

=

Hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp

x

Mức lương cơ sở

+

Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có)

x

Mức lương cơ sở

+

Mức tiền các khoản phụ cấp tính theo lương ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp (nếu có)

Ngoài các khoản trợ cấp trên, cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc còn được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Trên đây là 3 khoản trợ cấp cho cán bộ, công chức thôi việc do sắp xếp lại tổ chức. Mời bạn đọc tham gi Group Zalo VBPL Lao động, bảo hiểm để cập nhật nhanh nhất các văn bản về lao động, bảo hiểm.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.