3 chế độ dành cho giáo viên kiêm bí thư Đoàn

Sau đây, LuatVietnam sẽ cung cấp 3 chế độ dành cho giáo viên kiêm bí thư Đoàn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo viên bí thư Đoàn được giảm thời gian dạy để làm công tác Đoàn

Theo Điều 2 Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg, thời gian công tác Đoàn, Hội của giáo viên kiêm bí thư đoàn như sau:

Đối với các trường đại học

- Bí thư Đoàn, Bí thư Ban cán sự Đoàn là giảng viên được dành 70% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn, Bí thư Ban cán sự Đoàn được dành 70% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội.

Đối với các trường thành viên, khoa trực thuộc các đại học; các học viện, các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, dự bị đại học (sau đây gọi chung là cấp trường)

- Cấp trường có từ 10.000 sinh viên, học sinh trở lên: Bí thư Đoàn là giảng viên, giáo viên được dành 70% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường được dành 70% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;

- Cấp trường có từ 5.000 đến dưới 10.000 sinh viên, học sinh: Bí thư Đoàn là giảng viên, giáo viên được dành 60% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường được dành 60% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;

- Cấp trường có dưới 5.000 sinh viên, học sinh: Bí thư Đoàn là giảng viên, giáo viên được dành 50% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường được dành 50% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội.

Đối với các trường trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên

- Bí thư Đoàn các trường từ 28 lớp trở lên được dành 85% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy/tuần để làm công tác Đoàn, Hội;

- Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên, cố vấn Đoàn các trường dưới 28 lớp được dành 70% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy/tuần để làm công tác Đoàn, Hội.

che do cua giao vien kiem bi thu doanChế độ của giáo viên kiêm bí thư Đoàn (Ảnh minh họa)

Giáo viên bí thư Đoàn được hưởng phụ cấp hàng tháng

Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quyết định 13, hàng tháng, giáo viên là cán bộ Đoàn, Hội sẽ được trả phụ cấp cùng kỳ lương hàng tháng. Cụ thể:

- Đối với các đại học: Bí thư Đoàn, Bí thư Ban cán sự Đoàn được hưởng phụ cấp như cấp Trưởng Ban thuộc đại học.

- Đối với các trường thành viên, khoa trực thuộc các đại học; các học viện, các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, dự bị đại học: Bí thư Đoàn, Trợ lý Thanh niên cấp trường được hưởng phụ cấp như Trưởng phòng.

- Đối với các trường trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên: Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Đoàn, Trợ lý Thanh niên và Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên được hưởng phụ cấp như Tổ trưởng chuyên môn.

Giáo viên bí thư Đoàn được ưu tiên khi làm việc, công tác

Giáo viên bí thư Đoàn ngoài được giảm thời gian giảng dạy và hưởng phụ cấp thì còn được hưởng các chính sách ưu tiên khác quy định tại Điều 4 Quyết định 13 như sau:

- Được tạo điều kiện về thời gian, được thanh toán công tác phí khi tham gia hoạt động Đoàn, Hội do cấp trên triệu tập theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Được ưu tiên bố trí chỗ ở ký túc xá; được hưởng phúc lợi xã hội như cán bộ quản lý cùng cấp.

- Được ưu tiên xem xét tuyển dụng khi thi tuyển công chức, thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức nếu có thời gian công tác Đoàn, Hội từ 03 năm liên tục trở lên và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

- Bí thư Đoàn từ cấp cơ sở trở lên nếu đủ tiêu chuẩn được đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo của nhà trường.

Trên đây là các quy định về chế độ của giáo viên kiêm bí thư đoàn. Nếu có thắc mắc nào khác, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Chế độ nghỉ phép của giáo viên: 3 điều cần biết.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tiền thưởng của giáo viên tăng bao nhiêu khi lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng?

Tiền thưởng của giáo viên tăng bao nhiêu khi lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng?

Tiền thưởng của giáo viên tăng bao nhiêu khi lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng?

Mức lương cơ sở là căn cứ để tính thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức trong đó có giáo viên là viên chức tại các trường công lập. Vậy, tiền thưởng của giáo viên tăng bao nhiêu sau 01/7/2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng?

Chứng chỉ giáo viên hạng cao có được thay thế hạng thấp?

Chứng chỉ giáo viên hạng cao có được thay thế hạng thấp?

Chứng chỉ giáo viên hạng cao có được thay thế hạng thấp?

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành bốn Thông tư mới đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của phần đông giáo viên trên cả nước. Trong đó, LuatVietnam nhận được khá nhiều thắc mắc về việc đã có chứng chỉ hạng cao hơn thì có được sử dụng cho hạng thấp hơn không?