Để được chấm dứt hoạt động, hộ kinh doanh phải gửi đi Thông báo chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT.
Mẫu Thông báo chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh
TÊN HỘ KINH DOANH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………….. | ……, ngày…… tháng…… năm …… |
THÔNG BÁO
Về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh
Kính gửi: Phòng Tài chính - Kế hoạch ......................
Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): ..............................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh: ..........................................................
Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ............................................................................
Địa điểm kinh doanh: ..................................................................................................
Điện thoại (nếu có)........................................... Fax (nếu có): ...................................
Email (nếu có): ................................................. Website (nếu có): ...........................
Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh kể từ ngày …../…../……..
Hộ kinh doanh cam kết đã hoàn thành các khoản nợ, nghĩa vụ thuế, tài sản và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này.
ĐẠI DIỆN HỘ KINH DOANH |
______________________
1 Đại diện hộ kinh doanh ký trực tiếp vào phần này.
Mẫu Thông báo chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh (Ảnh minh họa)
Thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh
Điều 77 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định:
Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.
Như vậy, thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh rất đơn giản. Hộ kinh doanh tiến hành nộp các giấy tờ sau cho Cơ quan mà hộ kinh doanh đã đăng ký:
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh .
Nếu chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thì hộ kinh doanh bị phạt từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng (theo Điều 44 Nghị định 50/2016/NĐ-CP).
Đồng thời, hộ kinh doanh bị buộc thông báo hoặc nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
Tuy nhiên, lúc này có 01 vấn đề phát sinh là nếu hộ kinh doanh đã làm mất bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì làm thế nào?
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh bị mất dẫn đến hộ kinh doanh không nộp lại được bản gốc Giấy chứng nhận cho Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt theo quy định trên.
Vì thế, trước khi thông báo chấm dứt hoạt động, cần tiến hành làm lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Điều 79 Nghị định 78 quy định trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, hộ kinh doanh có thể gửi Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.
Trong 03 ngày làm việc, hộ kinh doanh sẽ được cấp lại Giấy chứng nhận này.