- 1. Nghiệm thu là gì? Điều kiện để tiến hành nghiệm thu?
- 1.1 Nghiệm thu là gì?
- 1.2 Điều kiện để tiến hành nghiệm thu
- 2. Gợi ý 6 mẫu biên bản nghiệm thu phổ biến
- 2.1 Biên bản nghiệm thu công việc
- 2.2 Biên bản nghiệm thu bàn giao
- 2.3 Biên bản nghiệm thu các thiết bị máy móc sử dụng
- 2.4 Biên bản nghiệm thu khi quyết toán công trình
1. Nghiệm thu là gì? Điều kiện để tiến hành nghiệm thu?
1.1 Nghiệm thu là gì?
Nghiệm thu là quá trình kiểm tra, đánh giá và thu nhận công việc, công trình sau khi hoàn tất thực hiện. Nói dễ hiểu hơn, đây là bước đánh giá chất lượng cuối cùng xem công việc, công trình có đạt đúng tiêu chuẩn, chất lượng hay không.
Nghiệm thu là hình thức giúp các dự án có đủ căn cứ pháp lý, hợp pháp, có người chịu trách nhiệm trước khi đưa vào sử dụng. Vậy nên nghiệm có thể thực hiện trên tất cả các loại công trình như xây dựng nhà ở, bệnh viện, trường học, cầu đường, giao thông vận tải,…
1.2 Điều kiện để tiến hành nghiệm thu
Để có thể tiến hành nghiệm thu, chúng ta cần hiểu rõ hạng mục mà mình muốn nghiệm thu nằm ở lĩnh vực nào. Mỗi hạng mục dự án đều có yêu cầu về quy trình, công tác và điều kiện kiểm tra khác nhau.
Tuy nhiên đối với bất cứ dự án nào cũng đều có những hạng mục sau đây:
Bảng thống kê những vấn đề liên quan đến dự án.
Quy định về thời hạn của dự án.
Trình bày về các bên liên quan của dự án.
Trình bày về việc sửa chữa và khắc phục sai sót khi tiến hành nghiệm thu.
Sau khi xác định được các hạng mục này, bạn cần làm đơn để đăng ký tiến hành công tác nghiệm thu dự án trước khi đưa vào hoạt động.
2. Gợi ý 6 mẫu biên bản nghiệm thu phổ biến
Để trả lời cho câu hỏi nghiệm thu là gì và có những biên bản nghiệm thu như thế nào thì bạn hãy xem qua 6 mẫu biên bản nghiệm thu sau đây nhé.
2.1 Biên bản nghiệm thu công việc
Biên bản nghiệm thu công việc thường được sử dụng cho các công trình đặc biệt là các công trình xây dựng. Mẫu biên bản này cho biết về loại công trình, hạng mục xây dựng, các bên liên quan như chủ đầu tư và đại diện bên thi công.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------
BIÊN BẢN
NGHIỆM THU CÔNG VIỆC XÂY DỰNG
SỐ: .............................
Công trình: .............................................................................................................
Hạng mục: .............................................................................................................
Địa điểm: .............................................................................................................
Đối tượng nghiệm thu: ........................(Ghi rõ tên công được nghiệm thu)
Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
Đại diện Ban quản lý Dự án (hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát)
- Ông: ............................................. Chức vụ: ......................................................
Đại diện nhà thầu thi công: .................................(Ghi tên nhà thầu)....................
- Ông: ......................................... Chức vụ: ..........................................................
Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu: .....giờ ..... ngày....tháng....năm....
Kết thúc: ......giờ ..... ngày.....tháng....năm.....
Tại công trình: ...........................................................................................
Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:
Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
- Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng.
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và những thay đổi thiết kế được phê duyệt:
Bản vẽ số: (Ghi rõ tên, số các bản vẽ thiết kế)
- Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng:
(Ghi rõ các tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng)
- Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được đưa vào sử dụng: (Xem thêm ở phần ghi chú)
- Nhật ký thi công, giám sát và các văn bản khác có liên quan.
Về chất lượng công việc xây dựng:
(Ghi rõ chất lượng công tác xây dựng có đạt hay không đạt theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế và các tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng hay không)
Các ý kiến khác nếu có:
Kết luận:
(Cần ghi rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu để cho triển khai các công việc tiếp theo. Hoặc ghi rõ những sai sót (nếu có) cần phải sửa chữa, hoàn thiện trước khi triển khai các công việc tiếp theo).
CÁN BỘ GIÁM SÁT THI CÔNG (Ký, ghi rõ họ tên) | KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP (Ký, ghi rõ họ tên) |
2.2 Biên bản nghiệm thu bàn giao
Mẫu biên biên bản nghiệm thu bàn giao thường được áp dụng với các sản phẩm dịch vụ khi phân phối trên thị trường. Khi các sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành, hợp đồng sẽ được ký kết để kiểm định chất lượng sản phẩm và bàn giao cho bên tiếp theo.
Mẫu biên biên bản nghiệm thu bàn giao:
CÔNG TY............. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: …….. | ......., ngày….tháng…..năm ....... |
BIÊN BẢN BÀN GIAO HÀNG HÓA
Căn cứ Hợp đồng mua bán giữa ...................................................
Căn cứ Đơn đặt hàng ngày…………….của Công ty …………….
Hôm nay, ngày ……tháng …. năm ….. tại ………...………………………………., chúng tôi gồm:
BÊN A (Bên nhận hàng): …………………………………………………
- Địa chỉ : ………………………………….............
- Điện thoại : ………………………
- Đại diện Ông/bà:……………………………….. Chức vụ:...................
BÊN B (Bên giao hàng): ...................................................................................................................
- Địa chỉ: ……………………………………………..............................
- Điện thoại: ..............................
- Đại diện Ông/bà ……………………………….. Chức vụ: ………..
Hai bên cùng nhau thống nhất số lượng giao hàng như sau:
STT | Tên hàng | Quy cách | ĐVT | Số lượng | Ghi chú |
Bên A xác nhận Bên B đã giao cho Bên A đúng chủng loại và đủ số lượng hàng như trên.
Hai bên đồng ý, thống nhất ký tên. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
2.3 Biên bản nghiệm thu các thiết bị máy móc sử dụng
Mẫu biên bản này được sử dụng khi kiểm tra để đưa các thiết bị vào sử dụng trong công trình, dự án. Biên bản này giúp người quản lý dự án kiểm soát được số lượng, thông tin của các thiết bị được đưa vào sử dụng.
Mẫu biên bản nghiệm thu máy móc, thiết bị:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN
NGHIỆM THU LẮP ĐẶT MÁY MÓC THIẾT BỊ
SỐ: .......................
Công trình: ............................................................................................
Hạng mục: ..............................................................................................
1. Thiết bị (hoặc cụm thiết bị) được nghiệm thu: ......................................
(Ghi rõ tên thiết bị được nghiệm thu)
2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
● Đại diện Ban quản lý Dự án (hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát).................
- Ông: ...................................................... Chức vụ: ..................................
● Đại diện Nhà thầu thi công: .............................(Ghi tên nhà thầu)..........
- Ông: ..................................................... Chức vụ: ...................................
3. Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu: ..............giờ......ngày.......tháng......năm......
Kết thúc: .............giờ......ngày........tháng......năm......
Tại công trình: ........................................................................................
4. Đánh giá công tác chế tạo, lắp đặt máy móc thiết bị:
a. Về căn cứ nghiệm thu:
- Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng.
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và những thay đổi thiết kế được phê duyệt :
Bản vẽ số: (Ghi rõ tên, số các bản vẽ thiết kế)
- Tiêu chuẩn, quy phạm gia công chế tạo, lắp đặt máy móc thiết bị được áp dụng:
(Ghi rõ các tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng)
- Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng: Hồ sơ mời thầu
- Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình chế tạo, lắp đặt:
(Ghi tên, số các kết quả thí nghiệm: Kéo nén thép, siêu âm đường hàn, thử kín nước, các chứng chỉ xuất xưởng vv…)
- Biên bản nghiệm thu các công việc hoàn thành trong quá trình gia công chế tạo.
- Nhật ký thi công, giám sát.
- Bản vẽ hòan công do nhà thầu lập.
b. Về chất lượng chế tạo, lắp đặt máy móc:...........................................................
(Ghi rõ chất lượng công tác chế tạo, lắp đặt có đạt hay không đạt theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế và các tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng)
c. Các ý kiến khác (nếu có):....................................................................................
5. Kết luận:
(Cần ghi chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu để cho triển khai giai đoạn thi công tiếp theo. Hoặc ghi rõ những sai sót (nếu có) cần phải sửa chữa, hoàn thiện trước khi tiến hành chạy thử không tải).
CÁN BỘ GIÁM SÁT THI CÔNG | KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP |
2.4 Biên bản nghiệm thu khi quyết toán công trình
Mẫu biên bản nghiệm thu quyết toán công trình được sử dụng để trình bày về việc thu chi cho các hạng mục của dự án. Biên bản nên nêu rõ chi tiết các nguồn thu và chi cho từng hạng mục chi tiết để tránh nhầm lẫn về lượng tiền.
Mẫu biên bản quyết toán công trình:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN QUYẾT TOÁN
(Hợp đồng số ...........................)
- Căn cứ hợp đồng số ................ ngày……………… tháng………….. năm ........
giữa công ty……….......................................và công ty...................................;
- Căn cứ biên bản nghiệm thu và bàn giao ngày……….tháng…………năm ......
Hôm nay, ngày……….tháng…………. năm ..............., hai bên gồm:
Công Ty:………………………………………………………………
- Địa chỉ:.............................................................................................
- Tel:...................................................... Fax:…………………………
- Email:…………………………………………………………….....
- Người đại diện:………………………………….Chức vụ:……………………
- Số tài khoản:………………………......tại ngân hàng…………………………
Dưới đây gọi tắt là Bên A;
CÔNG TY ..........................................................................................
- Địa chỉ:……………………………………………………………….
- Điện thoại:…………………………………….. ; Fax: ……………………
- Email:……………………………………………………
- Người đại diện:………………………………………. Chức vụ: ......................
- Số tài khoản: ...............................................tại ngân hàng .................................
Dưới đây gọi tắt là Bên B;
Hai bên đồng ý thống nhất quyết toán Hợp đồng số:................... ký ngày…….tháng …… năm .............. với các nội dung sau:
1/ Bên B đã thực hiện đầy đủ các công việc được thoả thuận trong hợp đồng số ......................;
2/ Hai bên thống nhất quyết toán hợp đồng số ............. với tổng trị giá quyết toán của hợp đồng là: ............. đ (đã gồm VAT).
3/ Thanh toán:
- Tổng số đã tạm ứng đợt 1 và đợt 2 là: ……………….. đồng (đợt 1 thanh toán: …………… đồng; đợt 2 thanh toán: …………….. đồng).
- Tổng số còn phải thanh toán là: …………….. đồng, theo tiến độ như sau:
Bên A thanh toán tiếp đợt 3 cho Bên B số tiền là: ........................ đồng.
4/ Hợp đồng số ........................... hết hiệu lực kể từ ngày Bên A thanh toán cho Bên B toàn bộ số tiền trên bằng chuyển khoản, Bên B xuất hoá đơn cho………
Bản quyết toán Hợp đồng này được lập thành…..bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ….bản.
Đại diện bên A Đại diện bên B
(Ký tên) (Ký tên)
Phụ trách kế toán bên A Phụ trách kế toán bên B
(Ký tên) (Ký tên)
2.5 Biên bản về nghiệm thu khối lượng dự án hoàn thành
Loại biên bản này thường được sử dụng cho các công trình xây dựng. Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành công trình như một bước kiểm tra lần cuối chất lượng công trình theo quy định của pháp luật.
Mẫu biên bản về nghiệm thu khối lượng dự án hoàn thành:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BIÊN BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG HOÀN THÀNH
Công trình:
Số biên bản nghiệm thu:
Ngày nghiệm thu: .../..../20...
Khối lượng thực hiện: Từ ngày ... tháng ... năm 20... đến ngày ... tháng ... năm 20...
I. CÁC BÊN THAM GIA NGHIỆM THU
1. Đại diện: …………………………….(hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát)
- Ông: ……………………………… Chức vụ:
- Ông: ……………………………… Chức vụ:
2. Đại diện nhà thầu thi công: …………………………………………………
- Ông: ……………………………… Chức vụ:
- Ông: ……………………………… Chức vụ:
I. CÁC BÊN THỐNG NHẤT NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG HOÀN THÀNH NHƯ SAU
KHỐI LƯỢNG | |||||||
STT | HẠNG MỤC CÔNG VIỆC | Đơn vị tính | Trúng thầu | Đã điều chỉnh bổ sung | Đã nghiệm thu các đợt trước | Nghiệm thu đợt này | Ghi chú |
Khối lượng hoàn thành đạt chất lượng yêu cầu của hồ sơ thiết kế, các quy chuẩn, các quy phạm áp dụng, đề nghị thanh toán.
BAN QUẢN LÝ ĐT-XD: (hoặc nhà thầu tư vấn giám sát) | CÁN BỘ GS P.GIÁM ĐỐC | NHÀ THẦU THI CÔNG (ghi tên nhà thầu thi công) | CÁN BỘ KIỂM TRA GIÁM SÁT |
2.6 Biên bản về nghiệm thu tư vấn giám sát
Biên bản nghiệm thu về tư vấn giám sát là văn bản do người thực hiện giám sát công trình lập ra. Nội dung cơ bản của biên bản dựa trên các tài liệu pháp luật và các nội dung trong hạng mục của công trình.
Mẫu biên bản về nghiệm thu tư vấn giám sát
Mẫu biên bản về nghiệm thu tư vấn giám sát
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————-
……. , ngày … tháng … năm …
BIÊN BẢN
NGHIỆM THU TƯ VẤN GIÁM SÁT
Gói thầu số …: Giám sát thi công ………
1.Đối tượng nghiệm thu:
Gói thầu số …: Giám sát thi công công trình …………..
2.Thành phần nghiệm thu
a.Đại diện chủ đầu tư:
Họ tên:
Chức vụ:
Họ tên:
Chức vụ:
b.Đại diện đơn vị tư vấn giám sát
Họ tên:
Chức vụ:
c.Đại diện đơn vị phụ trách thiết kế:
Họ tên:
Chức vụ:
d.Đại diện đơn vị thi công:
Họ tên:
Chức vụ:
3.Thời gian tiến hành nghiệm thu:
Bắt đầu: ……. Ngày …… tháng …… năm ……
Kết thúc: …… ngày ……. Tháng …… năm …….
Tại: ………….
4.Đánh giá hạng mục:
a. Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và những thay đổi được phê duyệt
-Bản vẽ số: …..
-Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng:
Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được đưa vào sử dụng:
Nhật ký thi công, giám sát và các văn bản khác có liên quan
b. Nội dung nghiệm thu:
Chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt:
Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất: …..
Kiểm định chất lượng, số lượng thiết bị công nghệ: …..
……..
Các khối lượng đã thực hiện theo thiết kế:
Các khối lượng đã thực hiện không đúng thiết kế:
Các thay đổi trong khi thi công đã được phê duyệt:
Các khối lượng chưa được kiểm tra nghiệm thu:
c. Các ý kiến khác nếu có
5.Kết luận:
Chấp nhận nghiệm thu hoàn thành dự án để đưa vào sử dụng
Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác (nếu có)
Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về biên bản nghiệm thu này.
NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI CÔNG
(Ký tên, đóng dấu)
NHÀ THẦU THIẾT KẾ
(Ký tên, đóng dấu)
CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu)
NHÀ THẦU THI CÔNG
(Ký tên, đóng dấu)
3. Quy trình khi nghiệm thu công trình
Ngoài việc hiểu nghiệm thu là gì, bạn cũng nên biết về quy trình khi tiến hành nghiệm thu dự án công trình.
Theo Điều 123 Luật Xây dựng, Nghị định 06/2021/NĐ-CP quản lý chất lượng, thi công và bảo trì công trình xây dựng, Điều 24 về kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, trình tự nghiệm thu công trình gồm 02 phần:
Nghiệm thu trong quá trình thi công
Sau khi nhận được thông báo về việc thi công, cơ quan có chuyên môn về xây dựng không kiểm tra quá 03 lần đối với diện công trình cấp đặc biệt và cấp 1. Đối với các công trình còn lại kiểm tra không quá 02 lần từ khi khởi công đến khi hoàn thành trừ khi có sự cố về chất lượng.
Tùy vào thông tin của công trình xây dựng, cơ quan kiểm tra sẽ quyết định và thông báo về thời điểm, kế hoạch thực hiện kiểm tra. Kết quả thông báo được trả không quá 14 ngày với công trình cấp 1 và không quá 07 ngày với các loại công trình còn lại.
Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành
Chủ đầu tư phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu trước 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp 1 và trước 10 ngày đối với các loại công trình còn lại.
Cơ quan chuyên môn kiểm tra các điều kiện nghiệm thu công trình đưa vào khai thác, sử dụng sau đó ra văn bản chấp nhận nghiệm thu (trong đó phải nêu rõ những điểm cần khắc phục). Thời hạn trả kết quả 30 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp 1 và 20 ngày đối với các loại công trình còn lại kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu.
Trong quá trình kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan giải trình, khắc phục những sai sót, tồn tại (nếu có). Ngoài ra, cơ quan thẩm quyền có thể yêu cầu thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của công trình.
Cơ quan có thẩm quyền có thể mời các tổ chức, cá nhân có năng lực cùng thực hiện công tác kiểm tra nghiệm thu
Các mục của công trình xây dựng này đều được đưa ra theo yêu cầu của hợp đồng đã có. Để quá trình thực hiện nghiệm thu công trình thuận lợi thì các bên quản lý dự án cần đảm bảo chất lượng công trình, trang bị đủ nguyên vật liệu, trang thiết bị máy móc liên quan tới công trình.
4. Một vài lưu ý khi tiến hành nghiệm thu
Theo Điều 21 Nghị định 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng, thi công và bảo trì công trình xây dựng, quá trình nghiệm thu diễn ra cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Người giám sát thi công và người phụ trách kỹ thuật thi công thực hiện nghiệm thu công trình và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công trình xây dựng, kết quả cần được các nhận bằng biên bản.
- Người giám sát thi công phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng để nghiệm thu. Chất lượng vật liệu và các thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công có liên quan cũng cần kiểm tra để nghiệm thu.
- Người giám sát thi công phải thực hiện nghiệm thu công việc trong thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu của nhà thầu công trình. Trường hợp không nghiệm thu cần phải báo cáo lý do bằng văn bản cho nhà thầu công trình.
- Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng cần được lập cho từng loại công việc hoặc lập chung cho nhiều công việc của một hạng mục theo trình tự thi công gồm các nội dung chủ yếu như sau:
- Tên công việc được nghiệm thu;
- Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
- Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
- Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);
- Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
- Phụ lục kèm theo (nếu có).
Ngoài ra, theo Công văn 2814/BXD-GĐ của Bộ Xây dựng về nghiệm thu công trình điều 2.4, những biểu hiện không đảm bảo vận hành bao gồm:
Không đủ điều kiện về an toàn chịu lực.
Không đảm bảo an toàn về thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
Không đảm bảo an toàn môi trường.
Vi phạm quy định pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.
Đối với các trường hợp này các cơ quan kiểm định không chấp thuận nghiệm thu công trình. Việc nghiệm thu chỉ được diễn ra khi các bên liên quan giải quyết, khắc phục các vi phạm đã nêu trên.