Mẫu Tờ khai đăng ký lại khai sinh và cách ghi chuẩn

Giấy khai sinh được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi đi đăng ký khai sinh. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó mà thất lạc thì phải đăng ký lại. Sau đây là mẫu tờ khai đăng ký lại khai sinh.

Đăng ký lại khai sinh khi nào?

Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định điều kiện được đăng ký lại khai sinh khi:

- Đã đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền trước ngày 01/01/2016

- Sổ hộ tịch và bản chính giấy khai sinh đều bị mất

- Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải còn sống tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ

- Người yêu cầu phải nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc đăng ký khai sinh.

Thủ tục đăng ký lại khai sinh

Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh

Điều 25 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nêu rõ, thẩm quyền đăng ký khai sinh được quy định như sau:

- UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây

- UBND cấp xã nơi người yêu cầu thường trú.

Các giấy tờ cần chuẩn bị

- Tờ khai theo mẫu

- Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó, cụ thể là một trong các giấy tờ sau đây:

+ Bản sao Giấy khai sinh

+ Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam

+ Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

+ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;

+ Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;

+ Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân;

+ Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

Cụ thể xem tại: Điều 9 Thông tư 15/2015/TT-BTP.

Đặc biệt là nếu người yêu cầu là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì phải có văn bản xác nhân của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về các nội dung sau:

- Họ, chữ đệm, tên

- Giới tính

- Ngày tháng năm sinh

- Dân tộc, quốc tịch, quê quán

- Quan hệ cha – con, mẹ - con

Thời gian xử lý việc đăng ký lại khai sinh

Thời hạn xử lý việc đăng ký lại khai sinh sẽ là 05 ngày làm việc nếu người yêu cầu cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ, tài liệu nêu trên.

Trường hợp phải có văn bản xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 13 ngày làm việc (không tính thời gian gửi văn bản yêu cầu xác minh và thời gian gửi văn bản trả lời kết quả xác minh qua hệ thống bưu chính).

Tờ khai đăng ký lại khai sinh cụ thể, chi tiết

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ LẠI KHAI SINH

        Kính gửi: (1).................................. ........................ ........

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: .................. .......................................

Nơi cư trú: (2)..................................................................

.......................................................................

Giấy tờ tùy thân: (3)......................................................

................................................................................

Quan hệ với người được khai sinh: ........................................................

Đề nghị cơ quan đăng ký lại khai sinh cho người có tên dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên: ..........................................................................................  

Ngày, tháng, năm sinh: .................................ghi bằng chữ: ...................................................

...........................................................................................................................................................

Giới tính:....................... Dân tộc: ............ ...........Quốc tịch: ..............................................

Nơi sinh:(4)..................................................................................................

Quê quán: .......................................................................................................

Họ, chữ đệm, tên người mẹ:............................................................

Năm sinh: (5).......................Dân tộc:.................Quốc tịch: ..................................................

Nơi cư trú: (2) ..................................................................................................

..........................................................................................................................

Họ, chữ đệm, tên người cha:.................................................................................

Năm sinh: (5).................................Dân tộc:.................Quốc tịch:...................................................

Nơi cư trú: (2) .............................................................................................

........................................................................................................................

Đã đăng ký khai sinh tại: (6)........................................................................

Giấy khai sinh số: (7)………………………….., quyển số (7)………. ngày …… / ………./…………...

Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và đã nộp đủ các giấy tờ hiện có. Tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cam đoan của mình.

                                Làm tại: ……………………., ngày ........... tháng ......... năm ..............

Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

tờ khai đăng ký lại khai sinh

Hướng dẫn chi tiết cách điền Mẫu tờ khai đăng ký lại khai sinh (Ảnh minh họa)

Cách điền cụ thể như sau:

Mục “Kính gửi”: Ghi rõ tên cơ quan đăng ký lại khai sinh như phần thẩm quyền (nêu trên)

Ví dụ: - Ủy ban nhân dân phường Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội

           - Ủy ban nhân dân quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Mục “họ, chữ đệm, tên”: Ghi bằng chữ in hoa, có dấu

Mục “Giấy tờ tùy thân”: Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký, ghi rõ số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân  hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế

Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004.

Mục “Nơi cư trú”: Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo địa chỉ đang sinh sống.

Ví dụ: SN 1xx, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội     

Mục “Quan hệ với người được khai sinh”: Ghi rõ mối quan hệ. Nếu là tự mình đi đăng ký khai sinh lại thì ghi “bản thân”. Tương tự, nếu là bố đẻ, mẹ đẻ,… thì cũng ghi rõ.

Mục “Nơi sinh”: Trường hợp sinh tại cơ sở y tế thì ghi rõ tên cơ sở y tế và địa danh hành chính nơi sinh ra

Ví dụ: Trạm y tế xã A, địa chỉ: Thôn 1, xã A, huyện B, tỉnh C

Trường hợp sinh ra ngoài cơ sở y tế thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh)

Ví dụ: Phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Trường hợp không rõ nơi sinh đầy đủ thì chi ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

Ví dụ: Thành phố Hà Nội

Mục “Đã đăng ký khai sinh tại… theo Giấy khai sinh…”: Ghi tên cơ quan đã đăng ký khai sinh trước đây, số, ngày, tháng, năm cấp Giấy khai sinh trước đây (nếu có bản sao Giấy khai sinh).

Ví dụ: Đã đăng ký khai sinh tại UBND phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội theo Giấy khai sinh số 01, quyển số 01 ngày 01 tháng 01 năm 1989.

Mục “Lý do đăng ký lại”: Nêu cụ thể lý do đăng ký lại.

Ví dụ: Do thất lạc vì hỏa hoạn.

Trên đây là Mẫu tờ khai đăng ký lại khai sinh cụ thể kèm hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu. Để tìm hiểu thêm các biểu mẫu khác, mời xem tiếp tại đây.

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Khi có khúc mắc trong về thuế, doanh nghiệp có thể gửi Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế quản lý để được hướng dẫn giải quyết theo quy định của pháp luật. Mời bạn đọc tải ngay mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế được nhiều người sử dụng nhất tại bài viết này.

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Khi có tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải. Trường hợp không tự hòa giải thì nộp đơn yêu cầu tại UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải. Để phục vụ cho các bên yêu cầu giải quyết tranh chấp dưới đây là mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai.