Mẫu thư mời hợp tác kinh doanh thuyết phục nhất

Bài viết sau sẽ hướng dẫn cách viết cũng như cung cấp các mẫu thư mời hợp tác kinh doanh thuyết phục nhất cho doanh nghiệp.

1. Cách viết thư mời hợp tác

Thư mời hợp tác là văn bản dạng thư mời gửi đến các đối tác tiềm năng, có khả năng kinh doanh với nhau để phát triển một dịch vụ, sản phẩm hoặc lĩnh vực cụ thể.

Trong thư mời hợp tác kinh doanh cần có đầy đủ các nội dung như:

- Lời chào;

- Lời giới thiệu;

- Mục tiêu của hoạt động hợp tác;

- Giá trị đem lại khi hợp tác giữa các bên;

- Lời kêu gọi hợp tác;

- Lời cảm ơn…

Trong đó về mặt hình thức cần chú ý: Viết những câu ngắn và chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn chỉ nên có từ 04 - 05 câu, đồng thời tập trung vào ý chính để đối tác dễ đọc, dễ hiểu.

mẫu thư mời hợp tác kinh doanh

Cách viết thư mời hợp tác (Ảnh minh họa)

2. Mẫu thư mời hợp tác kinh doanh

2.1. Mẫu thư mời hợp tác số 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————–

THƯ MỜI HỢP TÁC KINH DOANH

Kính gửi: Quý đối tác

Đầu tiên, Ban giám đốc ……… xin gửi đến Quý đối tác lời chào trân trọng, lời chúc may mắn và thành công.

Giới thiệu về công ty: Miêu tả về công ty, ngành nghề, thế mạnh, thâm niêm, thành tựu và một vài đối tác của công ty mình. Ví dụ:

Công ty…… được thành lập năm ……….., chúng tôi đã có những bước phát triển và không ngừng hoàn thiện trong việc thiết kế, thi công trần thạch cao, phân phối vật liệu Công ty đã thi công các công trình trần vách thạch cao như tại các dự án: khách sạn, trường học, văn phòng hay nhà ở dân dụng… Áp dụng công nghệ và vật liệu mới với những yêu cầu về công nghệ giá cả cạnh tranh, chất lượng đảm bảo đã luôn mang đến sự hài lòng về mức độ hoàn mỹ để khẳng định “ĐẲNG CẤP CÔNG TRÌNH” cho các đơn vị hợp tác và nhà đầu tư trong suốt thời gian hoạt động đã qua.

Công ty ……… xin gửi lời mời hợp tác đến Quý đối tác là các Tổ chức, Doanh nghiệp, Cá nhân quan tâm và mong muốn hợp tác cùng chúng tôi để cùng thực hiện chung các hoạt động Đầu tư - Kinh doanh nhằm gia tăng giá trị và quảng bá thương hiệu chung cho cả hai bên.

Chúng tôi cam kết luôn dành cho Quý Công ty các sản phẩm dịch vụ tốt nhất cùng chính sách giá cả hợp lý, chiết khấu cao và nhiều ưu đãi khác.

Với thiện chí hợp tác cùng phát triển, Công ty ……….. rất tin tưởng vào sự thành công tốt đẹp và lâu dài trong quá trình hợp tác giữa chúng tôi và Quý đối tác.

Thông tin liên hệ:

Mời liên hệ email: …….. hoặc SĐT…

Địa chỉ văn phòng: …….

Website: ……

ĐẠI DIỆN CÔNG TY ………..

Giám Đốc. ……………

2.2. Mẫu thư mời hợp tác số 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————–

THƯ MỜI HỢP TÁC KINH DOANH

Kính gửi: Quý đối tác

Đầu tiên, Ban giám đốc Công ty ……… xin gửi đến Quý đối tác lời chào trân trọng, lời chúc may mắn và thành công.

Công ty ……………….là công ty cung cấp ……………. Các lĩnh vực được coi là thế mạnh của …………….. khó có đơn vị nào có thế mạnh cạnh tranh với …………. Với triết lý kinh doanh “……………….”, ……..…… luôn muốn đem đến sự thành công cho mọi đối tác. Bởi chúng tôi tâm niệm rằng, sự thành công của quý đối tác sẽ là sự thành công của chính chúng tôi.

Công ty ……….. xin gửi lời mời hợp tác đến Quý đối tác là các Tổ chức, Doanh nghiệp, Cá nhân quan tâm và mong muốn hợp tác cùng chúng tôi để cùng thực hiện chung các hoạt động …………….. – một mảng chiến lược của chúng tôi trong thời gian hiện tại và sắp tới.

Chúng tôi đề xuất ra đây 2 hình thức hợp tác:

1. Hình thức hợp tác thứ nhất:……

2. Hình thức hợp tác thứ hai:……

Chúng tôi cam kết luôn dành cho Quý Công ty các sản phẩm – dịch vụ tốt nhất cùng chính sách giá cả hợp lý, chiết khấu cao và nhiều ưu đãi khác. Với thiện chí hợp tác cùng phát triển, Công ty …………….. rất tin tưởng vào sự thành công tốt đẹp và lâu dài trong quá trình hợp tác giữa chúng tôi và Quý đối tác.

Mọi hình thức hợp tác kinh doanh xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua:

Văn phòng giao dịch – Công ty ……

Địa chỉ trụ sở:…

Điện thoại: … Fax: …

Email: …… Web:……

Xin trân trọng cảm ơn!

  Tổng Giám Đốc/Giám đốc

(Ký, đóng dấu)


3. Một số lưu ý khi viết thư mời hợp tác

Việc giới thiệu và làm nổi bật những thế mạnh của đơn vị đề nghị hợp tác là vấn đề bắt buộc phải làm rõ, nổi bật để thư mời hợp tác kinh doanh đạt hiệu quả.

Đồng thời, nên tránh phạm phải các tình huống sau:

- Gửi thư mời đến mọi đối tượng: điều này có thể sẽ phản tác dụng và không hiệu quả;

- Thư mời hợp tác kinh doanh có nội dung chung chung, không rõ ràng;

- Không tạo được ấn tượng, điểm nhấn;

- Không làm nổi bật được những lợi ích vượt trội của quá trình hợp tác mang lại;

- Không có sự khác biệt của thương hiệu: Đối tượng đề nghị hợp tác cần nêu được thương hiệu, điểm mạnh hoặc có những phát kiến mới mang tính đột phá, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Trên đây là một số mẫu thư mời hợp tác kinh doanh dành cho doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng gọi tới 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> 4 mẫu Hợp đồng dịch vụ phổ biến, “chuẩn” pháp lý
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Khi có khúc mắc trong về thuế, doanh nghiệp có thể gửi Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế quản lý để được hướng dẫn giải quyết theo quy định của pháp luật. Mời bạn đọc tải ngay mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế được nhiều người sử dụng nhất tại bài viết này.