Mẫu Thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid-19

Dịch Covid-19 đã khiến kinh tế thế giới trở nên ảm đạm, nhiều doanh nghiệp trong nước lao đao. Ngoài việc cho người lao động nghỉ việc, tạm ngừng việc, doanh nghiệp cũng có thể thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid-19.


Mẫu Thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid-19


https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/11/25/thoa-thuan-tam-hoan-hop-dong-lao-dong-do-covid-19_3003171909_(1)_2511165205.doc


TÊN CÔNG TY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……. ngày ...... tháng ...... năm.....

THỎA THUẬN TẠM HOÃN

THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

- Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2012;
- Căn cứ hợp đồng lao động giữa Công ty………… và ông (bà)........... ký ngày..............;
- Xét tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty…………………..

Hai bên tiến hành:

THỎA THUẬN

Điều 1: Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động giữa Công ty ..............…. và ông (bà)............. ký ngày ...............  kể từ ngày ............ đến hết ngày ......................

Ông (bà) .................có trách nhiệm bàn giao công việc đang đảm nhiệm, tài liệu có liên quan theo sự chỉ đạo của ông (bà) Trưởng phòng ...................(nơi người lao động đang công tác).

Điều 2: Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, ông (bà) ................ không được hưởng lương, BHXH, BHYT và các chế độ khác từ Công ty ...............

Công ty ......... có trách nhiệm thanh toán tiền lương và các chế độ khác đối với ông (bà) .................. đến hết ngày ............... (01 ngày trước ngày tạm hoãn hợp đồng lao động).

Điều 3: Hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, ông (bà) ............... phải có mặt tại Công ty ............... Trong trường hợp hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, ông (bà) không có mặt tại Công ty ............ mà không có lý do chính đáng thì xử lý với hình thức sa thải theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động.

Điều 4: Hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, Công ty .......... có trách nhiệm sắp xếp việc làm đối với ông (bà) ............... phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh và nhu cầu cán bộ của Công ty ................

      NGƯỜI LAO ĐỘNG                                   NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG


Mẫu Thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid-19
Mẫu Thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid-19 (Ảnh minh họa)

Khi nào được tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid-19

Tạm hoãn hợp đồng lao động được hiểu đơn giản là tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động trong một thời gian nhất định vì các lý do theo pháp luật quy định hoặc thỏa thuận giữa hai bên.

Ngoài các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động do pháp luật quy định như người lao động đi nghĩa vụ quân sự; bị tạm giữ, tạm giam; đi cai nghiện… thì hai bên cũng có thể thỏa thuận với nhau về việc này.

Theo hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tại Công văn 1064/LĐTBXH-QHLĐTL, với trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, thị trường do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 dẫn tới không bố trí đủ việc làm thì có thể cho người lao động ngừng việc. Lúc này, doanh nghiệp phải trả lương ngừng việc cho người lao động (do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng).

Tuy nhiên, nếu thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Sau khi hết thời gian tạm hoãn hợp đồng, người lao động và người sử dụng phải làm một số việc nhất định để hợp đồng lao động được tiếp tục thực hiện.

- Đối với người lao động:

+ Phải có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày;

+ Trường hợp không thể có mặt tại nơi làm việc đúng thời hạn thì phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.

- Đối với người sử dụng lao động:

+ Phải nhận người lao động trở lại làm việc;

+ Bố trí công việc theo hợp đồng đã giao kết;

+ Trường hợp không bố trí được đúng công việc thì thỏa thuận công việc mới và sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

Trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động không được trả lương, không được tham gia BHXH, BHYT.

Dẫu có nhiều thiệt thòi, nhưng khi doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19, đây cũng là một phương án người lao động nên xem xét.

Phương án này vẫn tốt hơn so với việc bị cho nghỉ việc. Bởi sau dịch, không biết khi nào nền kinh tế mới phục hồi trở lại thì việc người lao động tìm ngay cho mình một công việc mới không hề đơn giản.

>> Quyền lợi người lao động bị nghỉ việc vì dịch Covid-19

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là việc cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ phải làm định kỳ hằng năm.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.