Mẫu Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế

Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những vấn đề xung quanh việc phân chia di sản. Những thỏa thuận này đều phải được lập thành văn bản.

Mẫu Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế


https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/04/15/mau-thoa-thuan-phan-chia-di-san-thua-ke_1504165017.doc

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

VĂN BẢN PHÂN CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ

Hôm nay, ngày......tháng.....năm...... , tại ..................

Chúng tôi gồm có:

Ông (bà): ..................................., sinh ngày: ......................................

Giấy chứng minh nhân dân số ........... cấp ngày ............. tại...............

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………................…..

Địa chỉ liên hệ: ................…………………………………....…...……..

Cùng vợ (chồng) là ………………………………, sinh ngày: …………

Giấy chứng minh nhân dân số………… cấp ngày …………tại …………

Hộ khẩu thường trú: .....................…………………………………………..

Địa chỉ liên hệ: …………...........................………………………………..

Chúng tôi là những người thừa kế theo .......... của ông/bà ............ chết ngày .......... theo Giấy chứng tử số .........., quyển số: ........ do Uỷ ban nhân dân ........ cấp ngày .......

Chúng tôi thoả thuận về việc phân chia tài sản thừa kế của ông/bà .......... để lại như sau:

1 .…………………………………………..

2 .…………………………………………..

Chúng tôi xin cam đoan:

- Những thông tin đã ghi trong Văn bản phân chia tài sản thừa kế này là đúng sự thật;

- Ngoài chúng tôi ra, ông/bà .......................... không còn người thừa kế nào khác;

- Văn bản phân chia tài sản thừa kế này do chúng tôi tự nguyện lập và việc phân chia tài sản thừa kế nêu trên không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

                                                                                                         Những người thừa kế

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

..................................................................................................................................

...................................................................................................................................

..................................................................................................................................

mau-thoa-thuan-phan-chia-di-san-thua-ke
Mẫu Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữacác đồng thừa kế (Ảnh minh họa)

Khi nào phải thỏa thuận phân chia di sản thừa kế?

Theo Điều 65 Bộ luật Dân sự 2015, sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây (phải lập thành văn bản):

- Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

- Cách thức phân chia di sản.

Cụ thể:

Trường hợp người có tài sản để lại di chúc: Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc. Nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, hoặc các đồng thừa kế có thể thỏa thuận với nhau.

Phân chia di sản theo pháp luật: Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Như vậy, cả trường hợp thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật các đồng thừa kế đều có thể thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản thừa kế.

Đối với biên bản Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, Bộ luật Dân sự không yêu cầu phải công chứng nhưng Luật Công chứng lại xác định: “Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản”.

Như vậy, để đảm bảo về mặt pháp lý của văn bản Thỏa thuận phân chia di sản thì các đồng thừa kế nên thực hiện công chứng.

Tình Nguyễn
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Khi có khúc mắc trong về thuế, doanh nghiệp có thể gửi Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế quản lý để được hướng dẫn giải quyết theo quy định của pháp luật. Mời bạn đọc tải ngay mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế được nhiều người sử dụng nhất tại bài viết này.