Mẫu Thẻ kho mới nhất và hướng dẫn cách ghi

Thẻ kho được thường được kế toán sử dụng để ghi chép về số lượng hàng hóa nhập vào, xuất ra, tồn đọng trong kho. Bài viết sau sẽ cung cấp các mẫu Thẻ kho mới nhất cũng như hướng dẫn cách ghi cụ thể.

1. Thẻ kho là gì?

Thẻ kho là loại giấy tờ được lập bởi kế toán, quản lý kho.

Thẻ kho được sử dụng để ghi chép về số lượng hàng hóa nhập vào, xuất ra, tồn đọng trong kho cũng như tất cả các thông tin về nguyên vật liệu như công cụ, dụng cụ, sản phẩm có cùng nguồn gốc.

Các thẻ kho thường sẽ được ghi chép vào thời điểm cuối ngày.

mau the kho

2. Mẫu Thẻ kho theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Đơn vị: …………………………

Địa chỉ: …………………...

Mẫu số S08-DNN
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

THẺ KHO (SỔ KHO)

Người lập thẻ:…….

Tờ số………………

- Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư:........................................................................

- Đơn vị tính:.........................................................................................................

- Mã số:.................................................................................................................

Số TT

Ngày, tháng

Số hiệu chứng từ

Diễn giải

Ngày nhập, xuất

Số lượng

Ký xác nhận của kế toán

Nhập

Xuất

Nhập

Xuất

Tồn

A

B

C

D

E

F

1

2

3

G

Cộng cuối kỳ

x

x

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

Người lập biểu
(Ký, họ tên)


            Kế toán trưởng            
(Ký, họ tên)

Ngày ... tháng ... năm ...
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.

3. Mẫu Thẻ kho theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

  Đơn vị:……………………

  Địa chỉ:…………………..

Mẫu số S12-DN

(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

Thẻ kho (Sổ kho)

Ngày lập thẻ:....................

Tờ số.................................

- Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: ........................................

- Đơn vị tính: ........................................................................

- Mã số: ................................................................................

Số

Ngày, tháng

Số hiệu chứng từ

Diễn giải

Ngày nhập, xuất

Số lượng

xác nhận của kế toán

TT

Nhập

Xuất

Nhập

Xuất

Tồn

A

B

C

D

E

F

1

2

3

G

Cộng cuối kỳ

x

x

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

Ngày..... tháng.... năm .......


Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

       Kế toán trưởng          

(Ký, họ tên)

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)





4. Có bắt buộc phải lập Thẻ kho không?

Hiện nay, chưa có quy định nào bắt buộc phải lập Thẻ kho. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, tổ chức vẫn nên lập Thẻ kho để tổng hợp các thông tin liên quan về sản phẩm, hàng hóa trong kho.

Thẻ kho được lập thì mới có sổ kho, khi kế toán tổng hợp các thông tin liên quan về sản phẩm, hàng hóa trong kho thì sẽ cần đến sổ kho để có thể ghi nhận lại số liệu cụ thể, chính xác.

5. Hướng dẫn lập Thẻ kho

Theo quy định tại Thông tư 133 năm 2016, Thẻ kho là sổ tờ rời. Nếu đóng thành quyển thì gọi là “Sổ kho”. Thẻ tờ rời sau khi dùng xong phải đóng thành quyển. “Sổ kho” hoặc “Thẻ kho” sau khi đóng thành quyển phải có chữ ký của giám đốc.

Mỗi Thẻ kho dùng cho một thứ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa cùng nhãn hiệu, quy cách ở cùng một kho.

Phòng kế toán lập thẻ và ghi các chỉ tiêu: tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa sau đó giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày.

Hàng ngày thủ kho căn cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho ghi vào các cột tương ứng trong Thẻ kho. Mỗi chứng từ ghi 1 dòng, cuối ngày tính số tồn kho.

- Cột A: Ghi số thứ tự;

- Cột B: Ghi ngày tháng của Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho;

- Cột C, D: Ghi số hiệu của Phiếu nhập kho hoặc Phiếu xuất kho;

- Cột E: Ghi nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

- Cột F: Ghi ngày nhập, xuất kho;

- Cột 1: Ghi số lượng nhập kho;

- Cột 2: Ghi số lượng xuất kho;

- Cột 3: Ghi số lượng tồn kho sau mỗi lần nhập, xuất hoặc cuối mỗi ngày.

Theo định kỳ, nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép Thẻ kho của Thủ kho, sau đó ký xác nhận vào Thẻ kho (Cột G).

Sau mỗi lần kiểm kê phải tiến hành điều chỉnh số liệu trên Thẻ kho cho phù hợp với số liệu thực tế kiểm kê theo chế độ quy định.

Trên đây là các mẫu Thẻ kho mới nhất và hướng dẫn cách ghi. Nếu gặp vướng mắc liên quan, bạn có thể gọi 1900.6192 để LuatVietnam hỗ trợ chi tiết.

>> Mẫu biên bản bàn giao hồ sơ, tài liệu chuẩn, thông dụng
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục