Mẫu Phiếu tín nhiệm mới nhất và hướng dẫn lấy phiếu tín nhiệm

Mẫu Phiếu tín nhiệm là mẫu phiếu được dùng để tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với các chức vụ cán bộ quản lý. Vậy, mẫu Phiếu tín nhiệm thế nào? Quy trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm ra sao?

1. Phiếu tín nhiệm là gì? Thế nào là lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm?

Phiếu tín nhiệm là mẫu phiếu được dùng khi tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ. Theo đó, phiếu tín nhiệm gắn liền với các hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

Theo Điều 2 Nghị quyết 85/2014/QH14 giải thích lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị quyết này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ.

2. Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm."

mau phieu tin nhiem
Mẫu Phiếu tín nhiệm mới nhất và hướng dẫn lấy phiếu tín nhiệm (Ảnh minh họa)

2. Mẫu Phiếu tín nhiệm mới nhất

2.1 Mẫu Phiếu tín nhiệm theo Quy định 262-QĐ/TW 

Tên tổ chức, cơ quan, đơn vị …………..

(Đóng dấu treo)

………., ngày ….. tháng ….. năm 201…

PHIẾU TÍN NHIỆM

của ……………

đối với …………năm 20....

- Thực hiện Quy định số 262-QĐ/TW, ngày 08-10-2014 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; đề nghị đồng chí thể hiện sự tín nhiệm của mình đối với các đồng chí có tên dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô tương ứng:

STT

Họ và tên

Chức vụ công tác

Tín nhiệm cao

Tín nhiệm

Tín nhiệm thấp

1

2

n

Người ghi phiếu

(Có thể ký hoặc không ký tên)

2.2 Mẫu Phiếu tín nhiệm giới thiệu nhân sự

CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC TỈNH ………..

CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ………………………

PHIẾU TÍN NHIỆM

Giới thiệu nhân sự ………………………….nhiệm kỳ 20... – 20...

STT

Ho và tên

Năm sinh

Chức vụ, đơn vị công tác

Đồng ý

Không đồng ý

* Ý kiến khác:

…………………………………………………………

…………………………………………………………

Ghi chú:

- Phiếu tín nhiệm không cần phải ký tên.

- Đánh dấu (X) vào cột lựa chọn.

- Nếu có ý kiến khác thì ghi rõ vào cột “ý kiến khác”.

3. Quy trình lấy Phiếu tín nhiệm thực hiện thế nào?

3.1 Quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ?

Tại Điều 9 Quy định 262-QĐ/TW quy định về quy trình ấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ khác như sau:

Đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư

- Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị phiếu tín nhiệm. Phiếu tín nhiệm có danh sách Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; tiêu chí lấy tín nhiệm và có đóng dấu treo của Ban Chấp hành Trung ương, đề xuất thành phần nhân sự Ban Kiểm phiếu.

- Bộ Chính trị chủ trì việc lấy phiếu tín nhiệm; Ban Kiểm phiếu phát phiếu; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ghi phiếu, bỏ phiếu.

- Ban Kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu và báo cáo kết quả với Ban Chấp hành Trung ương.

Đối với ủy viên ban thường vụ cấp ủy các cấp

Tiến hành tương tự như lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư.

Đối với các chức danh cán bộ khác

- Cơ quan tổ chức, cán bộ chuẩn bị phiếu tín nhiệm và đề xuất Ban Kiểm phiếu.

- Phiếu tín nhiệm có danh sách cán bộ (thuộc đối tượng lấy tín nhiệm), tiêu chí lấy tín nhiệm và có dấu treo của tổ chức, cơ quan, đơn vị.

- Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng của tổ chức, cơ quan, đơn vị chủ trì hội nghị lấy phiếu tín nhiệm.

- Ban Kiểm phiếu phát phiếu, dành thời gian cần thiết để hội nghị ghi phiếu, bỏ phiếu; lập biên bản kiểm phiếu, báo cáo kết quả với hội nghị; niêm phong phiếu và bàn giao cho cơ quan tổ chức cán bộ quản lý, lưu giữ.

- Biên bản kiểm phiếu được lập thành 03 bản; 02 bản gửi cấp trên trực tiếp; 01 bản lưu tại địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị theo chế độ mật.

3.2 Quy trình lấy Phiếu tín nhiệm đối với Hội đồng nhân dân

Căn cứ theo Điều 9 Nghị quyết 85/2014/QH12, quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân được quy định như sau:

- Người được lấy phiếu tín nhiệm có báo cáo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.

- Thường trực Hội đồng nhân dân gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp (nếu có) đến đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.

- Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân thấy cần làm rõ vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm thì chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời bằng văn bản.

- Chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, đại biểu Hội đồng nhân dân có thể gửi văn bản đến Thường trực Hội đồng nhân dân và người được lấy phiếu tín nhiệm để yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm làm rõ những nội dung thuộc căn cứ đánh giá tín nhiệm.

Người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân có yêu cầu trước ngày lấy phiếu tín nhiệm.

- Tại kỳ họp, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm.

Trước khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, Hội đồng nhân dân thảo luận tại Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm. Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo trước Hội đồng nhân dân kết quả thảo luận tại Tổ đại biểu.

- Hội đồng nhân dân thành lập Ban kiểm phiếu.

- Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.

- Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu.

- Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.

Trên đây là mẫu Phiếu tín nhiệm mới nhất và quy trình lấy Phiếu tín nhiệm. Nếu còn vướng mắc, bạn đọc vui lòng gọi 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục