Mẫu Hợp đồng nguyên tắc và các thông tin liên quan

Hợp đồng nguyên tắc là loại hợp đồng mang tính chất định hướng, không quy định chi tiết. Vì thế, trong nhiều giao dịch, các bên sẽ sử dụng mẫu Hợp đồng nguyên tắc thay cho Hợp đồng kinh tế thông thường.

1. Hợp đồng nguyên tắc là gì?

Hợp đồng nguyên tắc là loại hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận mang tính chất định hướng về việc mua bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ.

Trong Hợp đồng nguyên tắc, các bên chỉ quy định những vấn đề chung nên đây được xem như một loại hợp đồng khung hay biên bản ghi nhớ giữa các bên.

Thỏa thuận trong Hợp đồng nguyên tắc được sử dụng làm cơ sở để các bên ký kết Hợp đồng kinh tế hay bổ sung thêm các phụ lục.

Hợp đồng nguyên tắc cũng bao gồm cả các điều khoản như một Hợp đồng kinh tế nhưng chỉ quy định chung chung. Đối với các nội dung liên quan đến hàng hoá hay dịch vụ cụ thể thì sẽ được quy định ở một loại hợp đồng khác hoặc đơn đặt hàng hoặc phụ lục của Hợp đồng nguyên tắc.

mau hop dong nguyen tac

2. Mẫu Hợp đồng nguyên tắc

2.1. Mẫu số 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------------

HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC

(V/v mua bán hàng hóa …………………………………..)

Số: …………….……………

- Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;

- Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005;

- Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai Bên.

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại ………………………………………… chúng tôi gồm:

BÊN BÁN:……………………………………………………………………

Địa chỉ : ………………………………………………………………

Điện thoại : …………… Fax: …………

Số ĐKKD : ………………

Mã số thuế : ……………………

Đại diện : …………………… Chức vụ: …………………………

(Sau đây gọi là “Bên A”)

BÊN MUA:…………………………………………………………………

Địa chỉ :

Điện thoại : ………… Fax: ……………………….

Số ĐKKD : ……………

Mã số thuế : …………………………..

Đại diện : ……………………… Chức vụ: ………………

(Sau đây gọi là “Bên B”)

XÉT RẰNG:

- Bên A là một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực…………………….. tại Việt Nam, có khả năng …………………;

- Bên B là một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực ………….. có nhu cầu ……………………………;

Sau khi thỏa thuận, hai Bên cùng đồng ý ký kết Hợp đồng nguyên tắc về việc cung ứng hàng hóa …………………. cho bên B (sau đây gọi là “Hợp đồng”) với các điều khoản sau:

Điều 1: Các nguyên tắc chung

Hai Bên tham gia ký kết Hợp đồng này trên cơ sở quan hệ bạn hàng, bình đẳng và cùng có lợi theo đúng các quy định của pháp luật.

Các nội dung trong bản hợp đồng nguyên tắc này chỉ được sửa đổi khi có sự thỏa thuận của hai bên và được thống nhất bằng văn bản. Văn bản thay đổi nội dung hợp đồng nguyên tắc này được xem là Phụ lục và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng.

Các nội dung hợp tác, mua bán hàng hóa cụ thể theo từng thời điểm sẽ được cụ thể hóa trong các bản Hợp đồng mua bán cụ thể.

Điều khoản nào trong Hợp đồng mua bán mâu thuẫn với các điều khoản trong Hợp đồng này thì sẽ thực hiện theo các điều khoản được quy định trong Hợp đồng này.

Các tài liệu có liên quan và gắn liền với Hợp đồng này bao gồm:

- Các Hợp đồng mua bán cụ thể theo từng thời điểm trong thời gian Hợp đồng nguyên tắc này có hiệu lực;

- ………………………

- ………………………

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong phạm vi Hợp đồng này và các tài liệu khác liên quan và gắn liền với Hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hợp đồng nguyên tắc là hợp đồng thể hiên những nguyên tắc chung làm cơ sở cho sự hợp tác giữa hai bên trong quan hệ cung ứng hàng hóa …………….. và là cơ sở cho các Hợp đồng mua bán cụ thể sau này.

2…………………………….

Điều 3: Hàng hóa mua bán

Bên A đồng ý bán và bên B đồng ý mua số hàng hóa cụ thể như sau:

…………………………….

- Đơn giá: theo bảng báo giá của bên B có sự xác nhận của Bên A.

- Khối lượng cụ thể được thể hiện bằng các bản Hợp đồng mua bán cụ thể được ký kết giữa hai bên.

Điều 4: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán

Giá trị hợp đồng là tạm tính căn cứ vào đơn giá được xác nhận giữa 2 bên từng thời điểm và khối lượng thực tế được nghiệm thu giữa hai bên.

Bên B thanh toán giá trị hợp đồng cho bên A bằng hình thức giao nhận tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của bên A, số tài khoản …………………… mở tại Ngân hàng ………………………………………………

Đồng tiền sử dụng để thanh toán theo Hợp đồng này là Việt Nam Đồng (viết tắt VNĐ).

Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của bên A

1. Quyền của bên A

…………………………………………………………

……………………………………………………………

2. Nghĩa vụ của bên A

……………………………………………………………

…………………………………………………………..

Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của bên B

1. Quyền của bên B

……………………………………………………………

…………………………………………………………..

2. Nghĩa vụ của bên B

……………………………………………………………

…………………………………………………………..

Điều 7: Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm

Trong trường hợp mỗi bên thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này, bên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất mà bên kia phải gánh chịu do việc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó, bao gồm cả thiệt hại trực tiếp và gián tiếp xảy ra.

Mỗi bên thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này còn phải chịu một khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng với số tiền ………………………………

Điều 8: Bảo mật

Các Bên có trách nhiệm phải giữ kín tất cả những thông tin liên quan tới Hợp đồng và Phụ lục Hợp đồng, thông tin khách hàng mà mình nhận được từ phía Bên kia trong suốt thời hạn của Hợp đồng.

Mỗi Bên không được tiết lộ cho bất cứ Bên thứ ba nào bất kỳ thông tin nói trên trừ trường hợp được chấp thuận bằng văn bản của Bên kia hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

Mỗi Bên phải tiến hành mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng không một nhân viên nào hay bất cứ ai thuộc sự quản lý của mình vi phạm điều khoản này.

Điều khoản này vẫn còn hiệu lực ngay cả khi Hợp đồng này hết hiệu lực và hai bên không còn hợp tác.

Điều 9: Loại trừ trách nhiệm của mỗi bên

Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến cho mỗi bên không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên được loại trừ.

Điều 10: Sửa đổi, tạm ngừng thực hiện và chấm dứt Hợp đồng

Bất kỳ sửa đổi hoặc bổ sung nào đối với Hợp đồng sẽ chỉ có hiệu lực khi có thoả thuận bằng văn bản của các Bên.

Tạm ngừng thực hiện Hợp đồng trong các trường hợp sau:

……………………………………………………………

……………………….……………………………………

Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:

a) Hợp đồng hết hạn và các Bên không gia hạn Hợp đồng;

b) Các Bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn;

c) Một trong các Bên ngừng kinh doanh, không có khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn, lâm vào tình trạng hoặc bị xem là mất khả năng thanh toán, có quyết định giải thể, phá sản. Trong trường hợp này Hợp đồng sẽ kết thúc bằng cách thức do hai Bên thoả thuận và/hoặc phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành;

d) Thanh lý Hợp đồng: Khi có nhu cầu thanh lý Hợp đồng, hai Bên tiến hành đối soát, thanh toán hoàn thiện các khoản phí. Sau khi hai Bên hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ tiến hành ký kết Biên bản thanh lý Hợp đồng.

Điều 11: Giải quyết tranh chấp

Tất cả những phát sinh nếu có liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng thương lượng.

Nếu không thương lượng đươc thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền. Chi phí sẽ do bên thua kiện trả, trừ phi có sự thỏa thuận của hai Bên.

Điều 12: Điều khoản quy định về hiệu lực

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký đến hết ngày …/…/….

Trong vòng một (01) tháng trước khi thời hạn Hợp đồng kết thúc, nếu hai bên trong hợp đồng không có ý kiến gì thì hợp đồng này được tự động gia hạn 12 (Mười hai) tháng tiếp theo và chỉ được gia hạn 01 lần.

Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                   ĐẠI DIỆN BÊN B


2.2. Mẫu số 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————-

HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC MUA BÁN HÀNG HÓA
Số: ………..

– Căn cứ vào Luật Thương mại Việt Nam năm 2005;

– Căn cứ nhu cầu và khả năng của cả hai Bên.

Hôm nay, ngày….. tháng ….. năm……, tại …………………, chúng tôi gồm:

Bên bán: CÔNG TY ……………………………… ………………………………

Địa chỉ: ……………………………… …………………………………..

Mã số thuế: …………………… ……………………………..

Điện thoại:…………………….. Fax: …………………………………….

Tài khoản ngân hàng: ………………………… ……………………………

Đại diện: ………………………… ………………………………………………….

Chức vụ: ………………………… ………………………………………………

Bên mua: CÔNG TY………………… …………………………..

Địa chỉ: ……………………………… ……………………………

Mã số thuế: ………………………… ………………………………

Điện thoại:…………………………. Fax: …………………………….

Tài khoản ngân hàng: ……………………… ……………………….

Đại diện: ……………………………… ………………………………..

Chức vụ: ……………………………… ……………………………….

Hai Bên cùng đồng ý ký kết Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa với các điều khoản sau:

1. Các điều khoản chung:

Hai Bên cùng có quan hệ mua bán với nhau theo quan hệ Bạn hàng trên cơ sở hai Bên cùng có lợi.

Trong khuôn khổ Hợp đồng này, hai Bên sẽ ký tiếp các Hợp đồng mua bán hoặc Đơn đặt hàng (Bằng văn bản, điện thoại và thư điện tử) đối với từng lô hàng cụ thể.

Chi tiết hàng hóa, số lượng, giá cả, giao hàng, phương thức thanh toán và các điều khoản khác (nếu có) sẽ được chỉ rõ trong các Hợp đồng mua bán, Đơn đặt hàng tương ứng.

Thứ tự ưu tiên thực hiện là các bản sửa đổi bổ sung của Hợp đồng mua bán – Hợp đồng mua bán – Hợp đồng nguyên tắc.

Điều khoản nào trong Hợp đồng mua bán mâu thuẫn với các điều khoản trong Hợp đồng này thì sẽ thực hiện theo các điều khoản được qui định trong Hợp đồng này.

2. Hàng hóa

Hàng hóa do bên Bán cung cấp đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng và các thông số kỹ thuật của Hãng cấp hàng/Nhà sản xuất.

Chi tiết về hàng hóa sẽ được các Bên chỉ rõ trong các Hợp đồng mua bán trong khuôn khổ của Hợp đồng này.

3. Giao nhận hàng hóa

Số lượng hàng hóa, địa điểm giao nhận, chi phí vận chuyển được qui định cụ thể trong các Hợp đồng mua bán hoặc đơn đặt hàng.

Hàng hóa có thể giao một lần hay nhiều lần tùy theo hai Bên thỏa thuận. Bằng chứng giao hàng gồm có:

Hóa đơn bán hàng hợp lệ

Biên bản giao nhận: ghi rõ số lượng hàng, số hóa đơn bán hàng, số kg/số kiện.

4. Giá cả và phương thức thanh toán

Các doanh nghiệp là bạn hàng của bên Bán sẽ được hưởng chế độ mua theo giá thống nhất với mọi bạn hàng theo chính sách giá của Công ty …………………………….

Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán được qui định cụ thể trong từng Hợp đồng mua bán.

Đơn giá, tổng trị giá hàng hóa, thuế VAT, sẽ được ghi cụ thể trong Hợp đồng mua bán được ký kết bởi hai Bên.

Thanh toán bằng tiền VND, tỷ giá thanh toán là tỷ giá trung bình cộng giữa tỷ giá bán ra của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và tỷ giá bán ra của thị trường tự do công bố tại thời điểm thanh toán.

Nếu bên Bán cấp cho bên Mua một hạn mức tín dụng, hai bên sẽ ký tiếp một Thỏa thuận tín dụng, Thỏa thuận tín dụng cũng nằm trong khuôn khổ của Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa.

Trong trường hợp này, thời hạn hạn thanh toán được thực hiện căn cứ vào Thỏa thuận tín dụng đã ký kết.

Nếu bên Mua sử dụng quá hạn mức tín dụng trong thỏa thuận, bên Bán có quyền từ chối cung cấp hàng cho đến khi Bên mua thực hiện việc thanh toán theo Thỏa thuận tín dụng đó.

5. Trách nhiệm của các Bên

5.1 Bên bán:

Định kỳ cung cấp cho Bên mua các thông tin về sản phẩm như: Danh mục và Catalogue sản phẩm hiện có, giá cả sản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng…vv.

Đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng chủng loại, chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật của Hãng cấp hàng/Nhà sản xuất.

Đào tạo, giới thiệu sản phẩm mới (nếu có).

Tư vấn cho Bên mua về sản phẩm và dịch vụ của Nhà cung cấp/Nhà sản xuất.

Thực hiện đúng các cam kết được ghi trong Hợp đồng nguyên tắc.

Hỗ trợ Bên mua trong công tác tìm hiểu và xúc tiến thị trường, quảng bá sản phẩm...

5.2 Bên mua:

Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Pháp luật Việt nam về quản lý và lưu thông hàng hóa. Bên bán không chịu trách nhiệm về các vi phạm pháp luật này của bên mua.

Đảm bảo thanh toán đúng thời hạn đã thỏa thuận trong Hợp đồng nguyên tắc này cũng như trong Thỏa thuận tín dụng.

Thực hiện đúng các cam kết được ghi trong Hợp đồng.

6. Cung cấp và trao đổi thông tin giữa hai Bên

6.1 Để lập hồ sơ Bạn hàng, hai bên cung cấp cho nhau các thông tin sau:

- Địa chỉ giao dịch chính thức

- Tên doanh nghiệp

- Vốn

- Tên tài khoản, Số tài khoản, Tên ngân hàng

- Giấy phép đăng ký kinh doanh

- Quyết định thành lập doanh nghiệp

Người được cử là Đại diện giao dịch trực tiếp của hai Bên (họ tên, chức vụ, chữ ký) và Bên mua cung cấp thêm cho Bên bán các giấy tờ công chứng sau:

- Quyết định ủy quyền ký thay Giám đốc và hoặc Kế toán trưởng (nếu có);

- Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng và giám đốc.

6.2 Hai bên thống nhất trao đổi thông tin thông qua các Đại diện liên lạc.

Trong trường hợp nhân viên được ủy quyền giao dịch được ghi trên không được quyền tiếp tục đại diện trong việc giao dịch với Bên kia, hai bên cần có thông báo kịp thời, chính thức bằng văn bản/email/fax, gửi người đại diện liên lạc bên kia ngay lập tức và phải được đại diện liên lạc Bên kia xác nhận đã nhận được thông báo đó,

Nếu không, Bên gây thiệt hại phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi hoàn chi phí thiệt hại cho Bên kia do việc chậm thông báo trên gây ra.

6.3 Trong trường hợp có sự thay đổi về những thông tin liên quan đến quá trình giao dịch giữa hai Bên như: thay đổi trụ sở làm việc, thay đổi mã số thuế, thay đổi tài khoản… hai Bên phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho nhau trước khi phát sinh việc mua bán mới.

7. Dừng giao hàng hoặc hủy bỏ Hợp đồng trước thời hạn

Bên bán có quyền dừng giao hàng khi Bên mua đã sử dụng hết hạn mức tín dụng hoặc Bên mua chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ quá hạn được ký kết trong Thỏa thuận tín dụng giữa hai Bên.

Trong trường hợp này, Bên mua có trách nhiệm thanh toán ngay theo quy định và chỉ khi Bên bán xác nhận việc thanh toán trên thì Hợp đồng mới được tiếp tục thực hiện.

Nếu Bên nào muốn chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn thì phải thông báo trước cho Bên kia và hai Bên phải có xác nhận bằng văn bản, đồng thời hai bên tiến hành quyết toán hàng hóa và công nợ.

Biên bản thanh lý Hợp đồng có xác nhận bởi cấp có thẩm quyền của các Bên mới là văn bản chính thức cho phép Hợp đồng này được chấm dứt.

Nếu Bên nào đơn phương hủy bỏ Hợp đồng nguyên tắc làm thiệt hại đến quyền lợi kinh tế của Bên kia thì bên đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên kia.

8. Cam kết chung

Không Bên nào được sử dụng một tên gọi nào đó mà có thể bao hàm rằng trụ sở chính của Bên kia là trụ sở của mình.

Bên Mua là Bạn hàng của Bên Bán và không Bên nào được thay mặt hay mang danh nghĩa của Bên kia giao dịch với khách hàng.

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, hai Bên cố gắng cùng nhau bàn bạc các biện pháp giải quyết trên tinh thần hòa giải, có thiện chí và hợp tác. Nếu vẫn không thống nhất cách giải quyết thì hai Bên sẽ đưa vụ việc ra Tòa án Kinh tế, toàn bộ chi phí xét xử do Bên thua chịu.

Hai Bên cam kết thực hiện đúng những điều ghi trên Hợp đồng này.

Nếu một trong hai Bên cố ý vi phạm các điều khoản của Hợp đồng này sẽ phải chịu trách nhiệm tài sản về các hành vi vi phạm đó.

Quyết định của Tòa án sẽ mang tính chung thẩm và có giá trị ràng buộc các Bên thi hành.

Trong thời gian Tòa án thụ lý và chưa đưa ra phán quyết, các Bên vẫn phải tiếp tục thi hành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo qui định của Hợp đồng này.

9. Hiệu lực của Hợp đồng

Hợp đồng này chỉ chính thức hết hiệu lực khi hai Bên đã quyết toán xong toàn bộ hàng hóa và công nợ

Hợp đồng nguyên tắc này có giá trị 12 tháng kể từ ngày ký kết. Hết thời hạn trên, nếu hai Bên không có ý kiến gì thì Hợp đồng được tự động kéo dài 12 tháng tiếp theo và tối đa không quá 2 năm.

Văn bản được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị pháp lý như nhau.

Các Hợp đồng bán hàng, Thỏa thuận tín dụng cũng như các sửa đổi, bổ sung được coi như các phụ lục và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng này.

BÊN BÁN                                                                BÊN MUA

3. Soạn thảo Hợp đồng nguyên tắc cần có những nội dung gì?

Hợp đồng nguyên tắc được xác lập tuỳ vào sự thoả thuận của các bên và nội dung cụ thể trong từng giao dịch.

Nội dung của hợp đồng nguyên tắc bao gồm thông tin của các bên tham gia ký kết hợp đồng, các nguyên tắc cơ bản, điều khoản chung, đối tượng chính trong hợp đồng, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ các bên, phương án giải quyết tranh chấp, cam kết chung…

4. Trường hợp nào nên ký hợp đồng nguyên tắc?

Các bên thường ký hợp đồng nguyên tắc khi đã có thỏa thuận chung, nhưng hàng hóa/dịch vụ chưa được xác định hoặc không muốn cụ thể hóa hoặc các bên muốn thỏa thuận các nội dung đó trong một khoảng thời gian nhất định mà không phải ký nhiều hợp đồng nhỏ.

Thông thường, hợp đồng nguyên tắc được sử dụng trong một số trường hợp sau đây:

- Một giao dịch chính thức chưa sẵn sàng nhưng vẫn cần có sự thỏa thuận, cam kết về dự định và điều kiện giao dịch.

- Các bên thực hiện nhiều giao dịch hoặc giao dịch giữa các bên được thực hiện trong nhiều lần nhưng các nội dung tương đối giống nhau. Khi đó, hợp đồng nguyên tắc như một bản hợp đồng khung. Sau mỗi giao dịch chỉ cần lập một phụ lục cụ thể hoặc một đơn đặt hàng.

- Khi một bên hoặc cả hai bên cần chứng minh về sự tồn tại của mối quan hệ tin cậy giữa hai bên với bên thứ ba.

Trên đây là mẫu Hợp đồng nguyên tắc và các thông tin liên quan. Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ  1900.6192  để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục