Mẫu Hợp đồng ký gửi hàng hóa mới nhất và điều cần biết khi ký kết

Ký gửi hàng hóa hiện nay diễn ra tương đối phổ biến, khi thực hiện ký gửi, các bên phải tiến hành lập Hợp đồng ký gửi. Dưới đây là mẫu Hợp đồng ký gửi hàng hóa mới nhất và những lưu ý quan trọng khi ký hợp đồng.

1. Ký gửi hàng hóa là gì?

Ký gửi hàng hóa là dịch vụ được nhiều người lựa chọn hiện nay, theo đó bên có tài sản sẽ chuyển quyền quản lý, định đoạt tạm thời tài sản của mình cho bên nhận ký gửi thông quan hợp đồng. Như vậy, theo cách giải thích này cũng có thể hiểu hợp đồng ký gửi là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của các bên về việc bên ký gửi tạm thời chuyển quyền quản lý, định đoạt tài sản cho bên nhận ký gửi.

Dưới góc độ pháp lý, ký gửi hàng hóa mang bản chất của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa được ghi nhận tại Điều 155 Luật Thương mại 2005, cụ thể:

Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.

Các sản phẩm, hàng hóa thường được ký gửi là quần áo, giày dép, đồ thời trang… và tuyệt đối không được ký gửi là hàng cấm, hàng hóa nguy hiểm,…
mau hop dong ky gui hang hoa

2. Mẫu Hợp đồng ký gửi hàng hóa mới nhất hiện nay

2.1. Mẫu số 01

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG KÝ GỬI HÀNG HÓA

Hợp đồng số ……/HĐKG

Hôm nay, ngày……tháng ……. năm……….. Tại …………

Chúng tôi gồm có:

BÊN GIAO HÀNG: (tên doanh nghiệp hoặc chủ hàng) …………….……

Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………

Điện thoại: ………………….  Fax: ……………………………………

Tài khoản số: …………………………………………………………

Mở tại ngân hàng: ………………………………………………………

Đại diện là: ………………………………………………………………

Chức vụ: ………………………………………………….……………

Giấy ủy quyền (nếu thay giám đốc ký) số: ……… ngày …. tháng ….. năm ……

Do: ……….. chức vụ: ……………… ký.

BÊN ĐẠI LÝ BÁN HÀNG: (tên cửa hàng, siêu thị) ………………

Tên doanh nghiệp: ………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………

Điện thoại: ………………….  Fax: ………………………

Tài khoản số: ………………………………………………

Mở tại ngân hàng: ………………….………………………

Đại diện là: ………………………….……………………….

Chức vụ: ………………………………….…………………..

Giấy ủy quyền (nếu thay giám đốc ký) số: …………… ngày …. tháng ….. năm ……

Do: ……………….. chức vụ: …………… ký.

Hai bên thỏa thuận lập hợp đồng ký gửi hàng hóa với các điều khoản sau:

Điều 1: Đối tượng của hợp đồng

Bên chủ hàng ………………. giao cho bên đại lý phát hành phân phối, bán lẻ theo phương thức ký gửi các mặt hàng, giá cả, số lượng, tỉ lệ hoa hồng được chiết khấu theo bảng mục dưới đây:

Số TT

Tên hàng

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Chiết khấu

Thành tiền

Ghi chú

Cửa hàng bán hàng chủ yếu theo phương thức giao hàng thu tiền ngay. Chỉ bán thiếu cho khách hàng khi được bên chủ hàng đồng ý và ra các điều kiện hợp lý.

Cửa hàng có quyền trả lại những mặt hàng xét thấy khó tiêu thụ bất cứ lúc nào, có quyền từ chối nhận ký gửi những mặt hàng chậm luân chuyển.

Điều 2: Quy cách giao nhận hàng

1. Chủ hàng phải chịu mọi thủ tục và chi phí giao hàng, phải thông báo trước cho chủ cửa hàng địa điểm giao nhận hàng (nếu không thể đưa trực tiếp đến cửa hàng).

2. Sau khi nhận hàng, cửa hàng phải chịu trách nhiệm về sự hư hỏng, mất mát, mặc dù quyền sở hữu hàng hóa tại cửa hàng vẫn thuộc về bên giao hàng và có quyền rút hàng ký gửi về bất cứ lúc nào.

Điều 3: Phương thức thanh toán

Cửa hàng thực hiện việc kiểm hàng và thanh toán theo phương thức: (hoặc bán hết giao tiền sau khi đã trừ chiết khấu hoa hồng hoặc thanh toán vào ngày cố định trong tháng sau khi kiểm sổ hàng thực tế đã bán).

Điều 4: Treo bảng hiệu tên chủ hàng

1. Cửa hàng muốn treo bảng hiệu mang tên doanh nghiệp của chủ hàng phải được sự đồng ý của chủ hàng.

2. Bảng hiệu sẽ do chủ hàng thiết kế đúng quy cách được Nhà nước cho phép.

Điều 5: Bảo hành, sửa chữa hàng hóa

1. Cửa hàng có thể thay mặt chủ hàng (ở xa) trong chức năng, bảo hành, sửa chữa hàng hóa trong quá trình giao dịch với khách hàng, theo thời hạn do chủ hàng ấn định và phải thanh toán chi phí sửa chữa, cung ứng phụ tùng và các hàng hóa cần thay thế.

2. Việc huấn luyện kỹ nghệ lấp ráp, bảo hành, sửa chữa là trách nhiệm của chủ hàng cho người của cửa hàng đại lý.

Điều 6: Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng không cho phép cửa hàng chuyển nhượng cho bên thứ ba. Bên nào cần chấm dứt hợp đồng vào thời điểm nào phải báo trước cho bên kia trong vòng …… ngày. Thời gian, địa điểm và chi phí chuyên chở việc trả hàng sẽ do bên nào chủ động chấm dứt hợp đồng chịu.

Điều 7: Giải quyết tranh chấp

Khi phát sinh các tranh chấp trong hợp đồng này hai bên chủ động thương lượng giải quyết, chỉ khởi kiện ra Tòa án khi nội dung tranh chấp có giá trị lớn mà hai bên không thể hòa giải được.

Hợp đồng này được làm thành …. bản. Mỗi bên giữ …. bản có giá tị như nhau.

ĐẠI DIỆN CHỦ HÀNG

Ký tên

ĐẠI DIỆN CỬA HÀNG

Ký tên

2.2. Mẫu số 02

MẪU HỢP ĐỒNG KÝ GỬI HÀNG HÓA

Số:………………………..

Hợp đồng này được lập và ký ngày …tháng…năm…..giữa:

Bên Ký Gửi: [Tên đăng ký]

Trụ sở chính: […]

GCNĐKKD số: […]                                               Được cấp bởi: […]

Điện thoại: […]                                                       Fax: […]

Đại diện bởi: […]                                                    Chức vụ: […]

Sau đây được gọi là “Bên A”.

Bên Nhận Ký Gửi: [Tên đăng ký]

Trụ sở chính: […]

GCNĐKKD số: […]                                               Được cấp bởi: […]

Điện thoại: […]                                                       Fax: […]

Đại diện bởi: […]                                                    Chức vụ: […]

Sau đây được gọi là “Bên B”.

Bên A và Bên B (sau đây gọi riêng là “Bên” và gọi chung là “Các Bên”) đồng ý ký kết Hợp đồng Ký gửi hàng hóa (“Hợp Đồng”) với những điều khoản như sau:

Điều 1. Đối tượng của Hợp đồng

1.1 Bên A đồng ý giao và Bên B đồng ý nhận bán hàng hóa của Bên A theo phương thức ký gửi. Các mặt hàng, giá cả, số lượng, tỉ lệ hoa hồng …được quy định cụ thể theo phụ lục của hợp đồng.

1.2 Bên A cam kết cung cấp cho Bên B đầy đủ chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa, tem, nhãn, nhãn phụ (nếu có) theo quy định pháp luật và cam kết đảm bảo chất lượng như đã đăng ký hoặc công bố với cơ quan có thẩm quyền.

1.3 Bên B có quyền trả lại những mặt hàng xét thấy khó tiêu thụ bất cứ lúc nào, có quyền từ chối nhận ký gửi những mặt hàng chậm luân chuyển.

Điều 2. Chất lượng hàng hóa ký gửi

2.1. Chất lượng và quy cách hàng hóa được quy định theo sự thỏa thuận của hai bên phải phù hợp với quy định của pháp luật và theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

2.2. Bên A đảm bảo hàng hóa ký gửi đáp ứng các yêu cầu của pháp luật và các quy định có hiệu lực khác liên quan đến các vấn đề, bao gồm nhưng không giới hạn:

(i) Nguồn gốc xuất xứ hàng hóa;

(ii) Chất lượng sản phẩm;

(iii) Thời hạn sử dụng;

(iv) Bao bì, ghi nhãn và các loại tem (nếu có yêu cầu theo quy định của pháp luật)…

2.3. Bên A cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm về nguồn gốc, xuất xứ, công bố sản phẩm, khối lượng, chất lượng sản phẩm, phải cung cấp đầy đủ các giấp chứng nhận, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa phù hợp với các qui định pháp luật hiện hành.

Tất cả các vấn đề phát sinh liên quan đến chất lượng sản phẩm là căn cứ để chấm dứt hợp đồng này. Đồng thời, các thiệt hại phát sinh của Bên B về nguồn gốc, xuất xứ, công bố và lưu hành sản phẩm đối với hàng hóa do Bên A ký gửi thì Bên A phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Bên B cũng như Bên thứ ba liên quan.

2.4. Bên A chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hóa phải có ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin bắt buộc; nếu là các sản phẩm nhập khẩu thì phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt theo đúng quy định pháp luật.

Tất cả các vấn đề phát sinh về nhãn hàng hóa là căn cứ để chấm dứt hợp đồng này. Bên A phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Bên B cũng như Bên thứ ba liên quan trong trường hợp phát sinh thiệt hại liên quan đến vi phạm của Bên A đối với nhãn hàng hóa.

2.5. Bên A đảm bảo tại thời điểm giao nhận, Hàng hóa được giao cho Bên B còn hạn sử dụng ít nhất là 2/3 thời hạn sử dụng.

Điều 3. Giá ký gửi

Bên A đưa ra mức giá ký gửi (“Giá bán ra”) và Bên B xác nhận bằng văn bản về việc xác nhận bán đúng giá và hưởng hoa hồng.

Giá ký gửi của hàng hóa là giá đã bao gồm các loại thuế, phí, lệ phí, và các chi phí khác liên quan đến hàng hóa bao gồm nhưng không giới hạn chi phí vận chuyển hàng ký gửi đến địa điểm kinh doanh hoặc kho của Bên B.

Bên A đưa ra mức giá ký gửi (“Giá Giao hàng”) và Bên B có toàn quyền ấn định giá bán Hàng Hóa cho khách hàng của Bên A (“Giá bán ra”) và hưởng chênh lệch giữa Giá Giao hàng và Giá bán ra.

Điều 4. Giao nhận hàng hóa

4.1. Bên A phải chịu mọi thủ tục và chi phí giao hàng đến địa điểm giao nhận hàng ký gửi do Bên B chỉ định.

4.2.  Sau khi nhận hàng và có xác nhận nhận hàng của Bên B thì Bên B phải chịu trách nhiệm về sự hư hỏng, mất mát, mặc dù quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về Bên A. Bên A có quyền rút hàng ký gửi về bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho Bên B trước 10 ngày làm việc bằng văn bản.

4.3. Khi nhận hàng, Bên B phải kiểm tra về mặt số lượng cũng như chất lượng, quy cách đóng gói của sản phẩm và ký nhận ngay tại địa điểm giao hàng.

4.4. Thời gian giao hàng: Theo thỏa thuận giữa hai Bên đối với từng đợt giao hàng.

Điều 5. Thù lao ký gửi

Bên B được hưởng chiết khấu […] % trên giá bán.

Bên B thanh toán cho Bên A với mức giá mà Bên A thông báo. Bên B bán hàng với giá bao nhiêu là do Bên B tự quyết định.

Điều 6. Phương thức và thời hạn thanh toán

Lựa chọn một trong các phương thức:

Định kỳ giao tiền hàng đã bán sau khi đã trừ chiết khấu hoa hồng

6.1 Thời hạn thanh toán: Khi kết thúc hợp đồng, Bên B sẽ thanh toán cho Bên A số lượng hàng bán được sau khi trừ chiết khấu hoa hồng, hàng còn tồn sẽ xuất trả cho Bên B. Việc thanh toán tiền bán hàng ký gửi được thực hiện theo từng đơn vị hàng do Bên B bán được trong thời gian nhận ký gửi.

6.2 Trong vòng […] ngày kể từ khi bán được hàng, Bên B có trách nhiệm thông báo cho Bên A. Và trong vòng […] ngày kể từ khi bán được hàng, Bên B chuyển tiền bán hàng cho Bên A sau khi đã khấu trừ khoản tiền hoa hồng theo thỏa thuận.

6.3 Phương thức thanh toán: Việc thanh toán sẽ được thực hiện bằng tiền Việt Nam Đồng thông qua hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Bên A theo các thông tin dưới đây:

Chủ tài khoản    : […]

Tài khoản số      : […]

Tại Ngân hàng   : […]

Hoặc thanh toán vào ngày cố định trong tháng sau khi kiểm số hàng thực tế đã bán.

6.1 Thời hạn thanh toán: Bên B sẽ thanh toán cho Bên A vào ngày […] hàng tháng dựa trên Giá Giao hàng và số hàng thực tế đã bán của tháng trước đó đã được đại diện hai bên xác nhận. Bên B không có nghĩa vụ thanh toán cho Bên A cho đến khi Bên B bán được ít nhất một đơn vị Hàng Hóa.

6.2 Thủ tục xác nhận Hàng Hóa đã bán và kiểm kê Hàng Hóa tồn kho: Vào ngày cuối cùng của mỗi tháng, Bên B sẽ lập Bảng kê hàng hóa bán ra (“Bảng kê”) gửi Bên A.

Trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận được Bảng kê, Bên A sẽ xác nhận và hoàn trả cho Bên B kèm với hóa đơn VAT tính trên số lượng Hàng Hóa đã bán và theo Giá Giao hàng.

Ngày trên hóa đơn VAT phải giống với ngày lập Bảng kê. Phiếu xuất kho gửi hàng, Bảng kê được xác nhận bởi hai bên và hóa đơn VAT là căn cứ để Bên B thanh toán Bên A.

6.3 Bên A có thể kiểm kê hàng hóa tồn kho tại tất cả các kho hoặc địa điểm kinh doanh của Bên B nhưng phải thông báo bằng văn bản đến Bên B ít nhất là 05 (năm) ngày trước ngày kiểm kê.

6.4 Phương thức thanh toán: Việc thanh toán sẽ được thực hiện bằng tiền Việt Nam Đồng thông qua hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Bên A theo các thông tin dưới đây:

Chủ tài khoản    : […]

Tài khoản số      : […]

Tại Ngân hàng   : […]

Chứng từ thanh toán: Bảng kê và hóa đơn VAT.

Điều 7. Quảng cáo, tiếp thị trưng bày và khuyến mại

7.1 Trưng bày:

Bên A hỗ trợ Bên B trưng bày hàng hóa trên các kệ trưng bày tại địa điểm kinh doanh của Bên B.

7.2 Khuyến mại:

Bên A sẽ hỗ trợ Bên B thực hiện các chương trình khuyến mại. Bên B có nghĩa vụ thông báo hoặc đăng ký hợp lệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện và chịu trách nhiệm bồi thường mọi phát sinh từ việc Bên A vi phạm quy định này, bao gồm nhưng không giới hạn các khoản phạt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong trường hợp Bên B tự mình tiến hành các chương trình khuyến mại đối với hàng hóa được phân phối theo Hợp đồng này phải được sự chấp thuận bằng văn bản từ Bên A.

7.3 Huấn luyện:

Bên B có trách nhiệm cung cấp tất cả các thông tin liên quan đến việc tiếp thị hàng hóa và hỗ trợ huấn luyện nhân viên tại địa điểm kinh doanh của Bên B về cách sử dụng, bảo quản hàng hóa, để nhân viên Bên A hướng dẫn, tư vấn cho người tiêu dùng.

7.4 Quảng cáo:

Bên A có trách nhiệm cập nhật thông tin về Bên B trên các ấn phẩm quảng cáo (nếu có), Facebook và website của Bên A.

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của Bên Ký gửi

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước cơ quan có thẩm quyền và người tiêu dùng về nguồn gốc, chất lượng, quy cách và tính hợp pháp của tất cả sản phẩm ký gửi.

- Cung cấp các hồ sơ pháp lý đối với doanh nghiệp hoặc hàng hóa cho Bên nhận ký gửi khi có yêu cầu.

- Giao hàng đúng số lượng và địa điểm theo thỏa thuận của hai Bên theo Hợp đồng này.

- Giao hàng đúng chủng loại (hàng chào mẫu), đúng chất lượng (đã đăng ký).

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Hợp đồng ký gửi. Yêu cầu Bên nhận ký gửi báo cáo tình hình bán hàng, các thông tin liên quan đến doanh số bán hàng, số lượng hàng tồn kho, các chương trình xúc tiến thương mại, quảng cáo… mỗi tháng/quý theo yêu cầu của Bên Ký gửi.

- Bồi thường thiệt hại và chịu phạt vi phạm theo quy định của pháp luật trong trường hợp Bên Ký gửi vi phạm hợp đồng;

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của Bên Nhận ký gửi

- Bảo quản và tạo điều kiện để sản phẩm của Bên Ký gửi được trưng bày tại tất cả các địa điểm kinh doanh của Bên nhận ký gửi.

- Thanh toán tiền bán hàng đầy đủ và đúng hạn cho Bên Ký gửi.

- Bảo đảm với Bên ký gửi rằng trong suốt thời gian thực hiện Hợp đồng sẽ không chuyển nhượng toàn bộ hay một phần các quyền, nghĩa vụ theo Hợp đồng này cho bất cứ Bên nào khác, ngoại trừ trường hợp được sự chấp thuận bằng văn bản của Bên Ký gửi.

- Phải có kho chứa sản phẩm đạt điều kiện theo quy định của pháp luật và yêu cầu của Bên Ký gửi.

- Chịu sự kiểm tra, giám sát và báo cáo tình hình bán hàng cho Bên Ký gửi. Có trách nhiệm phối hợp với Bên Ký gửi thực hiện mọi hoạt động xúc tiến phân phối, phát triển thị trường, quảng cáo, tiếp thị…

- Bồi thường thiệt hại và chịu phạt vi phạm theo quy định của pháp luật trong trường hợp Ben Nhận ký gửi vi phạm hợp đồng.

Điều 10. Bảo mật

Mỗi Bên sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến Hợp Đồng này hoặc của Bên còn lại cho bất cứ Bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên còn lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Mỗi Bên cam kết có biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng những nhân viên có liên quan của mình cũng tuân thủ quy định này và sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp có bất cứ hành vi nào vi phạm quy định này. Điều khoản này sẽ vẫn có hiệu lực kể cả sau khi Hợp đồng này hết hạn hoặc chấm dứt.

Điều 11. Bất khả kháng

- Khi một Bên không thể thực hiện tất cả hay một phần của nghĩa vụ Hợp đồng do sự kiện bất khả kháng gây ra một cách trực tiếp, Bên này sẽ không được xem là vi phạm Hợp đồng nếu đáp ứng được tất cả những điều kiện sau:

+ Bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp của sự gián đoạn hoặc trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ; và

+ Bên bị gặp phải sự kiện bất khả kháng đã nỗ lực để thực hiện nghĩa vụ của mình và giảm thiểu thiệt hại + Tại thời điểm xảy ra sự kiện bất khả kháng, Bên gặp phải sự kiện bất khả kháng kháng phải thông báo ngay cho Bên kia cũng như cung cấp văn bản thông báo và giải thích về lý do gây ra sự gián đoạn hoặc trì hoãn thực hiện nghĩa vụ.

Điều 12. Trách nhiệm của các Bên do vi phạm hợp đồng

Trong trường hợp một Bên vi phạm các quy định tại Hợp đồng này, Bên bị vi phạm có quyền thông báo bằng văn bản cho Bên vi phạm yêu cầu Bên vi phạm khắc phục hành vi vi phạm trong một thời hạn tối thiểu là […] ngày kể từ ngày nhận được Thông báo vi phạm.

Hết thời hạn khắc phục hành vi vi phạm do Bên bị vi phạm ấn định theo quy định tại Khoản này, nếu Bên vi phạm không khắc phục, sửa chữa hành vi vi phạm, Bên bị vi phạm có quyền áp dụng một khoản phạt vi phạm hợp đồng đối với Bên vi phạm tương ứng với 8% giá trị của phần Hợp đồng bị vi phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại thực tế, trực tiếp phát sinh từ hành vi của Bên vi phạm.

Điều 13.  Hiệu lực và chấm dứt Hợp đồng

- Hợp Đồng này có hiệu lực từ […] đến […].

- Hợp Đồng này sẽ chấm dứt trước thời hạn trong những trường hợp sau:

+ Nếu các Bên đồng ý chấm dứt bằng văn bản.

+ Nếu bất cứ vi phạm Hợp đồng nào không được khắc phục trong thời hạn […] ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu khắc phục từ Bên không vi phạm. Trong trường hợp này, Bên không vi phạm có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng bằng cách gửi văn bản thông báo cho Bên vi phạm.

+ Nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá […] ngày kể từ ngày phát sinh, Hợp đồng này có thể được chấm dứt dựa trên văn bản thông báo của một Bên cho Bên còn lại.

+ Một trong Hai Bên bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động. Trong trường hợp này Hợp Đồng sẽ kết thúc bằng cách thức do Hai Bên thoả thuận và/hoặc phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

Việc chấm dứt Hợp đồng này không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của các Bên phát sinh hiệu lực trước ngày chấm dứt Hợp đồng.

Điều 14. Giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp có bất cứ mâu thuẫn nào phát sinh từ Hợp đồng này, Các Bên sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề bằng thương lượng.

Nếu không thể giải quyết được trong vòng 30 ngày, vấn đề sẽ được giải quyết bởi Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) theo quy tắc tố tụng của Trung tâm này. Bên thua kiện phải thanh toán tất cả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp cho Bên thắng kiện (bao gồm cả chi phí luật sư).

Điều 15. Điều khoản chung

- Hợp Đồng này được điều chỉnh và giải thích theo pháp luật Việt Nam.

- Mọi sửa đổi hoặc bổ sung Hợp đồng đều phải được lập thành văn bản và ký duyệt bởi người có thẩm quyền của mỗi Bên.

- Mỗi Bên không được phép chuyển giao bất cứ quyền, nghĩa vụ nào trong Hợp đồng này cho bất cứ Bên thứ ba nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của Bên còn lại.

- Hợp Đồng này sẽ được lập thành […] bản có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ […] bản để thực hiện.

ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN BÊN B

3. 3 lưu ý khi ký Hợp đồng ký gửi hàng hóa

3.1 Chủ thể ký gửi hàng hóa

Về bản chất, hợp đồng ký gửi hàng hóa là hợp đồng dịch vụ, do đó các bên trong hợp đồng là chủ thể của giao dịch dân sự theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 và thỏa mãn các điều kiện:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

- Tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.

Thêm vào đó, các bên ký Hợp đồng ký gửi còn cần đáp ứng thêm các điều kiện sau đây theo quy định tại Điều 156, 157 Luật Thương mại 2005:

- Bên nhận uỷ thác mua bán hàng hoá: Là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác và thực hiện mua bán hàng hoá theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác.

- Bên uỷ thác mua bán hàng hoá: Là thương nhân hoặc không phải là thương nhân giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao uỷ thác.

Tóm lại, bên nhận ủy thác phải là thương nhân, còn bên ủy thác có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân.

3.2 Đối tượng của Hợp đồng ký gửi

Tất cả hàng hoá lưu thông hợp pháp đều có thể được ký gửi mua bán. Trong đó, đối tượng của Hợp đồng ký gửi thông thường là hàng hóa sử dụng trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày như: Mỹ phẩm, quần áo, trang sức...

Trong đó, cần đặc biệt lưu ý hàng hóa ký gửi không được là hàng cấm, vũ khí, phương tiện nguy hiểm...

3.3 Quyền và nghĩa vụ các bên trong Hợp đồng ký gửi

Đây là một trong những điều khoản quan trọng trong Hợp đồng ký gửi, mọi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên sẽ được thực hiện theo nội dung đã được thỏa thuận. Một số quyền, nghĩa vụ cơ bản của các bên ghi nhận trong Hợp đồng ký gửi gồm (căn cứ Điều 162,163,164,165 Luật Thương mại 2005).

- Quyền và nghĩa vụ của bên ký gửi (bên ủy thác)

+ Yêu cầu bên nhận uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng uỷ thác;

+ Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật;

+ Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác

+ Trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác;

+ Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;

+ Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.

- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ký gửi (ủy thác)

+ Yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;

+ Nhận thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác;

+ Không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã bàn giao đúng thoả thuận cho bên uỷ thác.

+ Thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận;

+ Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;

+ Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận....

Trên đây là mẫu Hợp đồng ký gửi hàng hóa. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Hợp đồng đại lý là gì? 2 mẫu Hợp đồng đại lý được dùng phổ biến

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hợp đồng đại lý là gì? 2 mẫu Hợp đồng đại lý được dùng phổ biến

Hợp đồng đại lý là gì? 2 mẫu Hợp đồng đại lý được dùng phổ biến

Hợp đồng đại lý là gì? 2 mẫu Hợp đồng đại lý được dùng phổ biến

Khi một bên kinh doanh có nhu cầu trở thành đại lý cho sản phẩm hàng hóa nào đó cần tìm đến một thương nhân khác có nhu cầu cung cấp hàng hóa, sản phẩm đó. Lúc này, hai bên sẽ phải ký hợp đồng đại lý trước khi tiến hành cung cấp và kinh doanh sản phẩm. Đây cũng là loại hợp đồng được sử dụng tương đối phổ biến hiện nay.