Mẫu Hợp đồng góp vốn mua đất và lưu ý quan trọng khi ký kết

Góp vốn mua đất là việc nhiều chủ thể cùng góp một khoản tiền hoặc tài sản khác để mua một mảnh đất nào đó. Việc góp vốn này sẽ được thực hiện thông qua Hợp đồng góp vốn mua đất. Dưới đây, LuatVietnam sẽ cung cấp tới bạn đọc mẫu Hợp đồng góp vốn mua đất và những lưu ý khi ký hợp đồng.

1. Hợp đồng góp vốn mua đất là gì?

Hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đồng thời, theo quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản góp vốn gồm Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, vàng, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Theo đó, có thể hiểu Hợp đồng góp vốn mua bán đất cũng được hiểu là sự thỏa thuận của các bên về việc góp tiền, hoặc các tài sản khác để đầu tư, mua một diện tích đất nào đó. Hợp đồng sau khi được ký kết và có hiệu lực sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên, khi đó các bên phải thực hiện theo đúng những gì đã thỏa thuận.

Việc lập hợp đồng góp vốn mua đất có ý nghĩa quan trọng trong việc minh chứng thỏa thuận của các bên, đồng thời giúp hạn chế những tranh chấp xảy ra về sau.

mau hop dong gop von mua dat
Mẫu Hợp đồng góp vốn mua đất và lưu ý quan trọng khi ký kết (Ảnh minh họa)

2. Những nội dung cần có trong Hợp đồng góp vốn mua đất

Hiện pháp luật không quy định thống nhất mẫu Hợp đồng góp vốn mua đất, do đó các bên có thể tự thỏa thuận các điều khoản để lập hợp đồng. Trong đó, cần đảm bảo có các nội dung sau:

- Thông tin chi tiết của các bên gồm: Họ tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân,...

- Tài sản góp vốn;

- Phương thức, thời hạn thanh toán;

- Mục đích góp vốn mua đất;

- Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp dồng;

- Phương thức giải quyết trong trường hợp xảy ra tranh chấp;

- Phân chịu lợi nhuận và rủi ro trong hợp đồng góp vốn mua đất

3. Mẫu Hợp đồng góp vốn mua đất chuẩn pháp lý

3.1 Mẫu số 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG GÓP VỐN

Bên góp vốn (sau đây gọi là bên A):

Ông (bà): ……………………………………

Số CMND (hộ chiếu):……………….

Cấp ngày……/…../……, tại………………………………….…

Hộ khẩu thường trú: ……………………………

Địa chỉ liên hệ: ………………………………………

Điện thoại: ……………………………………………………………

Fax (nếu có): …………………………………………………………

Số tài khoản: …………………… tại Ngân hàng: ………………

Bên nhận góp vốn (gọi là bên B)

Ông (bà): ………………………………………………………………

Số CMND (hộ chiếu):……………….

Cấp ngày……/…../……, tại…………………………

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………

Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………

Điện thoại: ………………………………………………

Fax (nếu có): ………………………………………………

Số tài khoản: ………………… tại Ngân hàng: ……………………

Hai bên đồng ý thực hiện góp vốn với các thỏa thuận sau đây:

ĐIỀU 1: TÀI SẢN GÓP VỐN

Tài sản góp vốn thuộc quyền sở hữu của bên A …………………

PHỤ LỤC KÈM THEO ………………………………………

…………………………………………………………………

ĐIỀU 2: GIÁ TRỊ  GÓP VỐN

Giá trị tài sản góp vốn được các bên cùng thống nhất thỏa thuận là:……… ………(bằng chữ: …….……..)

ĐIỀU 3: THỜI HẠN GÓP VỐN

Thời hạn góp vốn bằng tài sản, tiền mặt, bắt đầu kể từ …………….. hạn cuối cùng góp vốn là …………

ĐIỀU 4 MỤC ĐÍCH GÓP VỐN

Mục đích góp vốn bằng tài sản nêu tại Điều 1 là : ….…………để kinh doanh………………

ĐIỀU 5: ĐĂNG KÝ VÀ XOÁ ĐĂNG KÝ GÓP VỐN

Hai bên cam kết góp vốn là nếu muốn ngưng góp vốn thì phải có sự đồng ý của hai bên, không được tự ý rút vốn hay giảm vốn trong quá trình đầu tư, bởi nếu làm thế số tiền đang được đầu tư chưa sinh lời sẽ làm khó khăn cho dự án…

ĐIỀU 6: VIỆC NỘP LỆ PHÍ CÔNG CHỨNG (Nếu có)

Hai bên tuyệt đối thành thật, trung thành không được gian lận trong quá trình làm việc, nếu bắt được thì tùy mức độ nặng nhẹ mà phạt, kiểm điểm.

ĐIỀU 7: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 8: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Những thông tin về nhân thân, tài sản  đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

Tài sản góp vốn không có tranh chấp;

Tài sản góp vốn không bị  cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật;

Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

ĐIỀU 9: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Các bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

Hai  bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này.

Hợp đồng có hiệu lực từ: ……………………

  Bên A                                                                  Bên B

(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)                              (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

 3.2 Mẫu số 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——— ***** ——–

HỢP ĐỒNG GÓP VỐN

(V/v góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai)

Hôm nay, vào lúc ………. giờ, ngày ……………….. tại ………………………

Chúng tôi gồm những Ông, bà có tên sau:

1. Ông, bà……………. Giới tính ………………. Quốc tịch:………………………..

Sinh ngày: ………………………………………

Chứng minh nhân dân số: ……………. ngày cấp ………… Nơi cấp………………..

Hộ khẩu thường trú: ………………………………

2. Ông, bà………….. Giới tính ………………. Quốc tịch:…………………………

Sinh ngày:…………………………………………………

Chứng minh nhân dân số: ………. ngày cấp ……………. Nơi cấp…………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………

1. Đã tiến hành họp về việc góp vốn cùng kinh doanh, với những nội dung cụ thể như sau:

1.1 Mục đích góp vốn: ………………………………

1.2. Số vốn góp; loại tài sản góp vốn của từng thành viên: ……………………

1.3. Thời hạn góp vốn: …………………………………………………………

1.4. Cử người quản lý phần vốn góp: ……………………………………

1.5. Cam kết của các bên: ……………………………………………………

1.6. Nguyên tắc chia lợi nhuận: ……………………………………………

2. Phương thức giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện hợp đồng góp vốn mua đất, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau;

Trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

3. Sự cam đoan giữa các bên tham gia

Bên A cam đoan:

Những thông tin về nhân thân, tài sản đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

Tài sản góp vốn không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật;

Tài sản góp vốn không có tranh chấp;

Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng góp vốn mua đất.

Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

Các cam đoan khác ……………………………………………………………………

Bên B cam đoan:

Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng góp vốn mua đất là đúng sự thật;

Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản góp vốn nêu trên và các giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu;

Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

Các cam đoan khác ……………………………………………………………………

4. Điều khoản cuối cùng

4.1. Các bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

4.2. Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên

        BÊN A                                                                      BÊN B

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)                                  (Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

4. Những lưu ý khi ký kết hợp đồng góp vốn mua đất

Khi soạn thảo hợp đồng góp vốn mua đất, để phòng tránh tối đa các rủi ro có thể xảy ra, các bên nên lập thành văn bản hoặc công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng. Nội dung của hợp đồng do các bên thỏa thuận nhưng không được trái với các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hình thức giao kết, chữ viết, nội dung giao kết… Đồng thời, cần lưu ý một số nội dung sau:

- Các bên nên thỏa thuận rõ ràng mức đóng góp cụ thể của mỗi bên, phân chia lợi nhuận của mỗi bên được hưởng khi hợp tác kinh. Trong hợp đồng phải có các điều khoản cụ thể ràng buộc các bên và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, quy định rõ cơ quan nhà nước sẽ giải quyết tranh chấp khi có mâu thuẫn xảy ra.

- Thỏa thuận rõ thêm các điều khoản về tài chính khi hợp tác góp vốn và  quá trình xử lý tài sản mua được, khai thác giá trị tài sản, quy định cụ thể về phương thức để chấm dứt việc hợp tác để có những lựa chọn xử lý tài sản khi các bên không còn hợp tác với nhau.

- Thỏa thuận rõ ràng về việc chỉ mua bán những loại đất có đầy đủ các điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai, dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến việc góp vốn mua bán đất.

- Khi thực hiện hợp đồng góp vốn mua đất do không thể lường trước rủi ro, vì thế các bên nên ghi các quy định để sửa đổi, bổ sung lại hợp đồng để cùng thỏa thuận các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng,...

Trên đây là Mẫu Hợp đồng góp vốn mua đất. Nếu vẫn còn thắc mắc về các nội dung trên, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Trong quá trình thu gom và xử lý, việc lập biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường đóng vai trò quan trọng, giúp ghi nhận đầy đủ thông tin về loại chất thải, khối lượng, đơn vị bàn giao và tiếp nhận. Bài viết dưới đây cung cấp mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Từ ngày 14/02/2025, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm. Bài viết cung cấp mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường mới nhất.

Đề nghị đo đạc lại đất: Dùng mẫu đơn nào? Nộp đến đâu?

Đề nghị đo đạc lại đất: Dùng mẫu đơn nào? Nộp đến đâu?

Đề nghị đo đạc lại đất: Dùng mẫu đơn nào? Nộp đến đâu?

Người sử dụng đất có quyền xin đo đạc lại diện tích đất để làm các thủ tục như sang tên một phần thửa đất, tặng cho đất đai… hoặc khi nhận thấy có sự chênh lệch về diện tích đất sử dụng thực tế với diện tích đất ghi trong Sổ đỏ. Dưới đây là mẫu Đơn xin đo lại đất đai mới nhất.

Mẫu Đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

Mẫu Đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

Mẫu Đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

Đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú là văn bản được sử dụng trong trường hợp cá nhân là người Việt Nam muốn xin bảo lãnh cho người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam. Sau đây là mẫu đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú mới nhất ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA.

Hợp đồng tín dụng là gì? Mẫu Hợp đồng tín dụng mới nhất [2024]

Hợp đồng tín dụng là gì? Mẫu Hợp đồng tín dụng mới nhất [2024]

Hợp đồng tín dụng là gì? Mẫu Hợp đồng tín dụng mới nhất [2024]

Khi các tổ chức tín dụng thực hiện cho khách hàng vay phải lập Hợp đồng tín dụng, trong đó có đầy đủ nội dung theo quy định. Dưới đây, LuatVietnam sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này và cung cấp một số mẫu Hợp đồng tín dụng.