Mẫu hợp đồng cho mượn nhà để nhập hộ khẩu

Ngoài việc mua nhà để nhập hộ khẩu, người dân cũng có thể nhập khẩu vào nhà do thuê, mượn, ở nhờ, nếu được chủ sở hữu chỗ ở đó, thậm chí cần chủ hộ khẩu đồng ý. LuatVietnam giới thiệu đến bạn mẫu hợp đồng cho mượn nhà để nhập hộ khẩu mới nhất hiện nay.

Mẫu hợp đồng cho mượn nhà để nhập hộ khẩu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP  ĐỒNG CHO MƯỢN NHÀ Ở  

(Số: ……………./HĐCMNO)

Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm …., Tại: ………………………………………….Chúng tôi gồm có:

BÊN CHO MƯỢN: (Bên A)

Ông/bà: ………………………………………….. Năm sinh: …………………

CMND số: ……………… Ngày cấp …….. Nơi cấp: …………………………..

Hộ khẩu: …………………………………………………………………

Địa chỉ:…………… …….………… Điện thoại: ...............................

Ông/bà: ………………………………………….. Năm sinh: …………………

CMND số: ……………… Ngày cấp …….. Nơi cấp: …………………………..

Hộ khẩu: …………………………………………………………………

Địa chỉ:…………… …….………… Điện thoại: ...............................

Là đồng sở hữu nhà ở: ……………………………………………

Các chứng từ sở hữu và tham khảo về nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho Bên A gồm có:

…………………… …………………… …………… …………………………

BÊN MƯỢN: (Bên B)

Ông/bà: ………………………………………….. Năm sinh: …………………

CMND số: ……………… Ngày cấp …….. Nơi cấp: …………………………..

Hộ khẩu: …………………………………………………………………

Địa chỉ:…………… …….………… Điện thoại: ...............................

Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng với những nội dung sau:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG

Đối tượng của hợp đồng này là ngôi nhà số: …………………......................,  có thực trạng theo Giấy chứng nhận số ……………….. do ………………. cấp, với diện tích ……………………..

ĐIỀU 2: THỜI HẠN VÀ MỤC ĐÍCH MƯỢN

2.1. Thời hạn mượn: …………………… ………………………….

2.2. Mục đích mượn: …………………… …………………………

ĐIỀU 3: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

3.1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

a) Giao nhà cho bên B theo đúng hợp đồng;

b) Bảo đảm cho bên B sử dụng ổn định nhà trong thời hạn mượn;

c) Bảo dưỡng, sửa chữa nhà theo định kỳ hoặc theo thoả thuận, nếu bên A không bảo dưỡng, sửa chữa nhà mà gây thiệt hại cho bên B thì phải bồi thường;

d) Tạo điều kiện cho bên B sử dụng thuận tiện diện tích mượn;

e) Nộp các khoản thuế về nhà và đất (nếu có);

f) Đồng ý cho bên B nhập hộ khẩu vào nhà nếu bên B có nhu cầu.

3.2. Bên A có các quyền sau đây:

a) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng nhưng phải báo cho bên B biết trước …….. tháng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên B có một trong các hành vi sau đây:

b) Sử dụng nhà không đúng mục đích cho mượn.

c) Làm nhà hư hỏng nghiêm trọng;

d) Sửa chữa, đổi hoặc cho người khác mượn lại toàn bộ hoặc một phần nhà đang mượn mà không có sự đồng ý của bên A;

e) Làm mất trật tự công cộng nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt bình thường của những người xung quanh;

f) Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường.

g) Cải tạo, nâng cấp nhà cho mượn khi được bên mượn đồng ý, nhưng không được gây phiền hà cho bên B sử dụng chỗ ở;

h) Được lấy lại nhà cho mượn khi hết hạn hợp đồng mượn/đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn. Nếu bên A có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng nhà ở thì được đòi lại nhà ở đó mặc dù bên B chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước ……. tháng.

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

4.1. Nghĩa vụ của bên B:

a) Sử dụng nhà đúng mục đích đã thoả thuận;

b) Giữ gìn, bảo quản nhà mượn như nhà của mình, không được tự ý thay đổi tình trạng nhà mượn, nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa;

c) Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên A;

d) Tôn trọng quy tắc sinh hoạt công cộng;

e) Trả tiền điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các chi phí phát sinh khác trong thời gian mượn nhà;

f) Nếu đã nhập hộ khẩu vào nhà ở thì sau khi kết thúc hợp đồng mượn nhà phải làm thủ tục xóa hộ khẩu thường trú tại nhà  ở;

g) Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát nhà mượn.

4.2. Quyền của bên B:

a) Được cho mượn lại nhà đang mượn, nếu được bên A đồng ý bằng văn bản;

b) Được tiếp tục mượn theo các điều kiện đã thoả thuận với bên A trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu nhà;

c) Được ưu tiên mua nhà đang mượn, khi bên A thông báo cho bên B về việc bán ngôi nhà;

d) Đơn phương đình chỉ hợp đồng mượn nhà.

e) Được thay đổi cấu trúc ngôi nhà nếu được bên cho mượn đồng ý bằng văn bản.

f) Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của nhà mượn.

ĐIỀU 5: CÁC THOẢ THUẬN KHÁC

Việc sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ hợp đồng này phải lập thành văn bản và phải được công chứng mới có giá trị để thực hiện.

ĐIỀU 6: CAM KẾT CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cùng cam kết sau đây:

6.1. Đã khai đúng sự thật và chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin về nhân thân đã ghi trong hợp đồng này.

6.2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả những thoả thuận với bên B đã ghi trong hợp đồng này; nếu bên nào vi phạm mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên kia hoặc cho người thứ ba (nếu có).

ĐIỀU 7: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG CHO MƯỢN NHÀ Ở

Hợp đồng này chấm dứt trong các trường hợp sau:

7.1. Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ đã hết;

7.2. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ không còn;

7.3. Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án;

7.4. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc diện đã có quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

7.5. Theo thỏa thuận của các bên.

ĐIỀU 8: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết; trong trường hợp không tự giải quyết được cần phải thực hiện bằng cách hoà giải; nếu hoà giải không thành, thì đưa ra toà án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 9: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

9.1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng ……. năm …… đến ngày …… tháng ….. năm …….

9.2. Hợp đồng này được lập thành ..... bản và có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ .... bản, .... bản lưu tại cơ quan công chứng hoặc chứng thực (nếu có) và .... bản lưu tại cơ quan thuế (các bên có thể thỏa thuận lập thêm hợp đồng bằng tiếng Anh)./.

BÊN CHO MƯỢN

(Ký, ghi rõ họ tên)

BÊN MƯỢN

 (Ký, ghi rõ họ tên)

hợp đồng cho ở nhờ nhà và nhập hộ khẩu
Mượn nhà để nhập hộ khẩu phải ký hợp đồng thế nào? (Ảnh minh họa)



Thủ tục nhập khẩu vào nhà mượn tiến hành thế nào?

Hiện nay, thủ tục nhập hộ khẩu vào nhà mượn được hướng dẫn tại khoản 3 Điều 20, khoản 3 Điều 21 và Điều 22 Luật Cư trú năm 2020. Theo đó, muốn nhập khẩu vào nhà mượn, công dân cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;

- Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/ người.

Hồ sơ gồm có:

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho mượn hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

- Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định (gồm Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở có thể hiện thông tin về diện tích nhà ở đang sử dụng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

Sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, người dân nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự định đăng ký thường trú, nộp lệ phí theo quy định.

Kết quả sẽ được thông tin tới người dân sau 07 ngày làm việc. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là mẫu hợp đồng cho mượn nhà để nhập hộ khẩu. Nếu còn thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp nhanh nhất.

>> Thủ tục nhập hộ khẩu vào nhà người thân từ 01/7/2021

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc năm 2021

Mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc năm 2021

Mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc năm 2021

Nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong từng doanh nghiệp, việc đối thoại là điều cần thiết. Dưới đây, LuatVietnam sẽ cung cấp mẫu biên bản đối thoại định kì tại nơi làm việc mới nhất theo quy định tại Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019.