Mẫu Giấy vay tiền viết tay ngắn gọn, đơn giản

Vay tiền là giao dịch dân sự phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Thông thường, các giao dịch này được thực hiện thông qua giấy tờ viết tay. Vậy, vay tiền có được viết tay không? Mẫu Giấy vay tiền viết tay thế nào?

1. Giấy vay tiền là gì? Viết tay có hợp pháp không?

Giấy vay tiền là giấy tờ được sử dụng trong trường hợp các bên thỏa thuận về số tiền cho vay, lãi suất vay, thời hạn vay và cam kết trả nợ.

Giấy vay tiền viết tay được các bên tự lập và xác nhận với nhau, thường sử dụng giữa cá nhân với cá nhân trong trường hợp số tiền vay không quá lớn, hình thức của loại giấy này tương đối đơn giản.

Vậy, Giấy vay tiền viết tay có hợp pháp không?

Tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức của giao dịch dân sự như sau:

Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể

Theo đó, giao dịch vay tài sản trong đó có vay tiền có thể được thực hiện dưới các hình thức:

- Thông qua hợp đồng;

- Thông qua giấy viết tay;

- Thông qua hành vi, lời nói…

Tuy vậy, để Giấy vay tiền viết tay có hiệu lực thì phải đáp ứng các điều kiện về nội dung được quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 như:

- Bên cho vay giao tài sản cho bên vay;

- Bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng khi đến hạn vay và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Đồng thời, Giấy vay tiền viết tay còn cần thỏa mãn các điều kiện nêu tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 gồm:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch vay;

- Các bên phải hoàn toàn tự nguyện;

- Mục đích và nội dung của việc vay nợ không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;

- Lãi suất cho vay không vượt quá quy định pháp luật…

Tóm lại, các bên hoàn toàn có thể sử dụng Giấy vay tiền viết tay nếu Giấy này đáp ứng các điều kiện đã nêu trên.

mau giay vay tien viet tay

Mẫu Giấy vay tiền viết tay đơn giản, ngắn gọn (Ảnh minh họa)

2. Mẫu Giấy vay tiền viết tay đơn giản nhất

2.1. Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY CHO VAY TIỀN

Hôm nay ngày …. tháng …. năm …..

Tại địa điểm:…………………………………………

Chúng tôi gồm có:

Bên A: (bên cho vay)

Họ và tên:………………………………………………

Số CMTND:…….Ngày cấp:…… Nơi cấp:…………

HKTT:……………………………………… …………

Chỗ ở hiện tại:…………………………… …………

Bên B: (bên vay)

Họ và tên:………………………………… ……………

Số CMTND:……….Ngày cấp:…………… Nơi cấp:……

HKTT:……………………………………… ………………

Chỗ ở hiện tại:…………………………… ………………

Bên A đồng ý cho bên B vay tiền với nội dung sau:

Số tiền cho vay bằng số: ……………………..….VND

(Số tiền bằng chữ:………………………………………..)

Mức lãi suất:…………………………..……………………

Thời điểm thanh toán:…………………..…………………

  • Thời điểm thanh toán lãi:………………..…………………
  • Thời điểm thanh toán gốc:…………………………………

Phương thức thanh toán:………………….…………………..

Cam kết của các bên:……………………………………………

BÊN CHO VAY                                                                                         BÊN VAY

(Ký, ghi rõ họ tên)                                                                            (Ký, ghi rõ họ tên)

2.2 Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………….., ngày …… tháng ….. năm ……

GIẤY VAY TIỀN

1/ Thông tin bên vay:

Ông: ……………………………………………………………………. Ngày sinh: …………………..

CMND số: ……………………… do Công an tỉnh …………… cấp ngày…..tháng…..năm…….

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………………

Bà: …………………………………… Ngày sinh: ……………………………………………………..

CMND số: ……………………. do Công an tỉnh ……………. cấp ngày…..tháng…..năm…….

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………………

Ông ……. và bà ……. là vợ chồng theo giấy chứng nhận đăng ký kết hôn số ngày …………. Nơi đăng ký …………….

2/ Thông tin bên cho vay:

Ông: ……………………………………………………….. Ngày sinh: ……………………………….

CMND số: ………………………… do Công an tỉnh ……………. cấp ngày…..tháng…..năm….

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………………………….

Bà: …………………………………………….. Ngày sinh: …………………………………………..

CMND số: ……………………. do Công an tỉnh…………….cấp ngày…..tháng………năm…….

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………………………….

Ông ………………………… và bà ………… là vợ chồng theo giấy chứng nhận đăng ký kết hôn số ………………. ngày …………………….. Nơi đăng ký …………………..

3/ Tài sản vay và lãi suất vay:

Bên vay tự nguyện vay của bên cho vay Số tiền là: ………………… đồng, bằng chữ: ……..

Với lãi suất: ……%/tháng, trong thời hạn …………… tháng, kể từ ngày: ……………………..

Những thỏa thuận khác: (thỏa thuận gì thì ghi vào, ví dụ trả lãi theo tháng, quí hay tới hạn, vốn cho trả dần hay trả 1 lần khi tới hạn ………. Tài sản bảo đảm: ……………………………….. Có thể viết sẵn giấy ủy quyền sử dụng, bán ngôi nhà đó (có chữ ký hợp pháp) cho bên cho vay – nếu cần)

4/ Mục đích vay: ………………………………………………………………………………………..

5/ Cam kết:

Bên vay cam kết sẽ thanh toán nợ gốc và lãi theo đúng nội dung đã thỏa thuận nêu trên. Nếu sai, bên vay hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và sẵn sàng phát mãi tài sản do bên vay làm chủ sở hữu để thanh toán cho bên cho vay.

Bên vay                                                                                          Bên cho vay

Người làm chứng                  Xác nhận của UBND xã/phường/phòng công chứng (nếu có)

Xem thêm: Mẫu Giấy vay tiền mới nhất đơn giản, ngắn gọn 


3. 5 lưu ý khi làm Giấy vay tiền viết tay

Về hình thức, Giấy vay tiền viết tay thường đơn giản hơn so với dạng Hợp đồng vay đồng. Tuy nhiên, để viết Giấy vay tiền viết tay đảm bảo đơn giản, ngắn gọn nhưng vẫn hợp pháp thì cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Thông tin người vay: Cần cung cấp đầy đủ thông tin về họ tên, năm sinh, giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, hộ chiếu), địa chỉ liên lạc, số điện thoại…

- Số tiền vay và thời hạn: Số tiền vay phải được ghi cụ thể bằng số và chữ, thời hạn vay nên nêu cụ thể theo số tháng, số năm. Các bên có thể thoả thuận việc rút ngắn hoặc kéo dài thời hạn cho vay nhưng phải ghi rõ vào Giấy vay tiền.

- Lãi suất: Giấy vay tiền viết tay dù có hay không tính lãi suất thì cũng cần ghi rõ vào văn bản. Trường hợp không tính lãi cũng cần ghi rõ là cho vay không tính lãi.

Với trường hợp có tính lãi suất, cần ghi rõ thời điểm tính lãi suất từ khi nào, mức lãi suất là bao nhiêu…

Đặc biệt lưu ý, theo quy định khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 thì lãi suất không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là 1,666%/tháng. Nếu cho vay với lãi suất cao gấp 05 lần mức lãi suất này (quá 8,33%/tháng) có thể bị truy cứu hình sự về tội cho vay nặng lãi.

- Phương thức trả nợ: Các bên có thể thỏa thuận trả nợ bằng nhiều phương thức khác. Tuy nhiên trong Giấy vay tiền cần nêu rõ chọn phương thức trả nợ nào (chuyển khoản hay tiền mặt?, bằng tiền hay tài sản khác?...)

- Cam kết trả nợ: Bên vay cam kết về việc trả nợ đúng hạn, đúng số tiền vay và lãi suất vay (nếu có) còn bên cho vay cam kết về việc trả lại tài sản mà bên vay đã thế chấp trước đó (nếu có) sau khi bên vay đã hoàn thành trả nợ.

Giấy vay tiền cần có ít nhất 02 bản, bên vay và bên cho vay mỗi bên giữ một bản giống nhau. Khi làm Giấy vay tiền viết tay, các bên có thể nhờ sự làm chứng của một bên thứ 03 để đảm bảo phòng tránh rủi ro tối đa.

Trên đây là một số Mẫu Giấy vay tiền viết tay. Nếu gặp vướng mắc bất kỳ vấn đề liên quan nào, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Khi có khúc mắc trong về thuế, doanh nghiệp có thể gửi Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế quản lý để được hướng dẫn giải quyết theo quy định của pháp luật. Mời bạn đọc tải ngay mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế được nhiều người sử dụng nhất tại bài viết này.