Mẫu giấy ủy quyền công ty, doanh nghiệp thường dùng

Khi cần phân công cho cá nhân, tổ chức thay mặt mình thực hiện một công việc nào đó thì doanh nghiệp thường sử dụng mẫu Giấy ủy quyền công ty, doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho người được ủy quyền thực hiện công việc được ủy quyền.

Khi nào công ty sử dụng Giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền?

Hiện nay, Giấy ủy quyền không được quy định trong các văn bản pháp luật. Trong Bộ luật Dân sự 2015 chỉ ghi nhận hợp đồng ủy quyền.

Theo đó, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Giấy ủy quyền dù không được nhắc tới trong luật nhưng lại được sử dụng vô cùng phổ biến trong thực tế. Giấy ủy quyền được hiểu là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền.

Nếu như hợp đồng ủy quyền là một loại hợp đồng nên nó phải là sự thống nhất ý chí giữa 02 bên thì Giấy ủy quyền thường được lập đơn phương bởi bên ủy quyền.

Trong công ty, Giấy ủy quyền được sử dụng khi “sếp” ủy quyền cho nhân viên thực hiện một công việc hay giao dịch nào đó. Tuy nhiên, bên được ủy quyền có thể thực hiện hay không thực hiện công việc ấy. Đây là điểm khác với hợp đồng ủy quyền, đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý, và vì thế có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Thời hạn ủy quyền trong Giấy ủy quyền thường được người ủy quyền tự định đoạt, là thời gian người đó cho là hợp lý để người nhận ủy quyền thực hiện vừa đủ công việc được ủy quyền. Còn trong hợp đồng ùy quyền, thời hạn này phải được 02 bên ngồi lại với nhau, thống nhất để đưa ra một mốc thời gian hợp lý cho cả 02 bên. Nếu 02 bên không thỏa thuận, hợp đồng ủy quyền có giá trị trong vòng 01 năm.

Từ những đặc điểm trên, Giấy ủy quyền công ty thường được lập để ủy quyền cho nhân viên thực hiện các công việc đơn giản, không thật sự quan trọng, người được ủy quyền có thể chủ động thực hiện hoặc không.

Còn các công việc quan trọng, các giao dịch có giá trị lớn thì không nên sử dụng Giấy ủy quyền bởi sự ràng buộc pháp lý là không cao.

Xem thêm: Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền như thế nào?

Mẫu giấy ủy quyền công ty, doanh nghiệp thường dùng

Mẫu giấy ủy quyền công ty, doanh nghiệp thường dùng (Ảnh minh họa)

Mẫu Giấy ủy quyền công ty số 1


https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/11/26/giay-uy-quyen-cong-ty_2611093759.doc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------

                             GIẤY ỦY QUYỀN

Tôi là:  ………………………………………........................................................

Chức Vụ: Giám Đốc/Tổng giám đốc

Đại diện Pháp luật cho: ………………………………………………...................

Địa chỉ: ………………………………………………………………..….............

Ủy quyền cho ông/bà………………………………………………......………....

Địa chỉ tại …………………………………………………………………...........

CMND số: …………………………………………………………………...…

Phạm vi ủy quyền: Được thay mặt tôi tiến hành ……………………… theo đúng quy định  pháp luật hiện hành.

Thời hạn ủy quyền:..................................................................................................

Vì vậy, …………………………………………………………………................

………………………………………………………………….............................

………………………………………………………………….............................

.....,ngày....tháng.....năm........

                                                                                           Người ủy quyền

                                                                                              (ký tên, đóng dấu)

Mẫu Giấy ủy quyền số 2


https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/11/26/giay-uy-quyen-cong-ty-02_2611094608.doc

CÔNG TY ..................

Số:     /UQ/2019

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

................, ngày     tháng     năm 2019

GIẤY ỦY QUYỀN

Tôi người ký tên dưới đây, là người có quyền ký tên nhân danh Công ty ..................., một công ty được thành lập và hoạt động theo Luật pháp của nước CHXHCN Việt Nam, địa chỉ trụ sở chính đặt tại ....................., đăng ký kinh doanh số ....................... do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày     /    /             . Theo đây chính thức chỉ định ủy quyền cho

Ông:……………………………………………… Chức vụ:…………………….

Người có chữ ký dưới đây:

Nội dung ủy quyền: ............................................................................................................................

.............................................................................................................................

..............................................................................................................................

Giấy ủy quyền này sẽ hết hạn sau khi công việc được ủy quyền kết thúc.

NGƯỜI ỦY QUYỀN

(Ký, đóng dấu)

Mẫu Giấy ủy quyền số 03


https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/11/26/giay-uy-quyen-cong-ty-03_2611095037.doc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------------

GIẤY ỦY QUYỀN

Căn cứ Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành.

Hôm nay, ngày ...... tháng ...... năm 20......., tại………….. chúng tôi gồm có:

I. BÊN ỦY QUYỀN

Công ty:…………………………………………………………………………

Mã số thuế:………………………………………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………..

Người đại diện:…………………………………………………………………..

II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN

Họ tên:……………………………………………………………………………

Địa chỉ:……………………………………………………………………………

Số CMND:.. Cấp ngày:.............................. Nơi cấp:…………..

Quốc tịch:…………………………………………………………………………

III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

IV. CAM KẾT

- Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.

- Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

BÊN ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

Mẫu Giấy ủy quyền số 04


https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/11/26/giay-uy-quyen-cong-ty-04_2611095618.doc

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

GIẤY ỦY QUYỀN

- Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015;

- Căn cứ Luật doanh nghiệp 2014;

- Căn cứ vào Điều lệ hiện hành của Công ty ………………….............................;

NGƯỜI UỶ QUYỀN:

Ông/Bà:..………......................................................................................................

Chức vụ: Giám đốc/Tổng giám đốc Công ty ..……….............…...………………

Số CMTND::..……….............................................................................................

Địa chỉ:..………......................................................................................................

NGƯỜI NHẬN ỦY QUYỀN:

Ông/Bà:..………......................................................................................................

Chức vụ:..………....................................................................................................

Số CMTND:..………..............................................................................................

Địa chỉ :..……….....................................................................................................

Bằng giấy ủy quyền này Người nhận uỷ quyền được quyền thay mặt Người Ủy quyền thực hiện các công việc sau: 

1. Được quyền quyết định và ký các văn bản quản lý phục vụ hoạt động của …………..  

2. Được toàn quyền quyết định và ký kết các hợp đồng dịch vụ ………………….…….......................

3. Được ký kết các hợp đồng chuyển nhượng ……….. cho Công ty sau khi được cấp có thẩm quyền của Công ty chấp thuận.

4. Được quyền ký các hợp đồng với cộng tác viên phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty……..…theo quy định của Quy chế.

Giấy ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến ngày……………..

Nơi nhận:

GIÁM ĐỐC

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Khi có khúc mắc trong về thuế, doanh nghiệp có thể gửi Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế quản lý để được hướng dẫn giải quyết theo quy định của pháp luật. Mời bạn đọc tải ngay mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế được nhiều người sử dụng nhất tại bài viết này.