Mẫu Giấy mua bán đất viết tay chuẩn, cập nhật mới nhất

Mẫu Giấy mua bán đất viết tay là mẫu giấy được sử dụng phổ biến trong các giao dịch mua bán, chuyển nhượng đất trước đây. Vậy, mẫu Giấy mua bán đất viết tay thế nào? Cần lưu ý gì khi mua bán đất bằng giấy viết tay?

1. Hiểu thế nào về Giấy mua bán đất viết tay?

Hiện nay, theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai và Luật Công chứng thì không có điều khoản nào quy định bắt buộc phải hợp đồng mua bán nhà đất phải đánh máy. Theo đó, các bên hoàn toàn có thể tự soạn, viết tay hợp đồng mua bán đất.

Tuy nhiên, dù đánh máy hay viết tay, hợp đồng mua bán nhà đất đều phải đảm bảo có nội dung, mục đích giao kết không trái pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.

Giấy mua bán đất viết tay thường gồm có các nội dung chính sau:

- Thời gian, địa điểm làm Giấy mua bán đất;

- Thông tin của các bên trong giao dịch mua bán nhà đât: Họ tên, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu, hộ khẩu thường trú….

- Đối tượng chuyển nhượng: Quyền sử dụng đất hay gồm cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất?

- Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán;

- Trách nhiệm nộp thuế, lệ phí;

- Phương thưc giải quyết tranh chấp;

- Lời cam đoan và chữ ký xác nhận của các bên.

mau giay mua ban dat viet tay
Mẫu Giấy mua bán đất viết tay chuẩn, cập nhật mới nhất (Ảnh minh họa)

2. Mẫu Giấy mua bán đất viết tay đơn giản, dễ hiểu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Địa chỉ… ngày … tháng … năm ...

Chúng tôi gồm:

BÊN CHUYỂN NHƯỢNG (BÊN A):

Ông (bà): ................................... Sinh năm:..........................

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: .............. do ........................cấp ngày..../...../............

Hộ khẩu thường trú: ............................................................

Cùng vợ (chồng) là bà (ông): ................... Sinh năm:.............

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: .............. do .............................cấp ngày..../...../......

Hộ khẩu thường trú: ............................................................

BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG (BÊN B):

Ông (bà): ............................. Sinh năm:.............................

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: .............. do ........................cấp ngày..../...../............

Hộ khẩu thường trú: ..............................................................

Cùng vợ (chồng) là ông (bà): .................... Sinh năm:.............

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: .............. do .............................cấp ngày..../...../......

Hộ khẩu thường trú: .............................................................

Điều 01: Quyền sử dụng đất chuyển nhượng

Bên A thống nhất và thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Bên B dối với thửa đất có địa chỉ: ……… được cấp ngày … tháng … năm … cụ thể như sau:

Diện tích thửa đất: … m2 – Tờ bản đồ số: ...........................

Địa chỉ: ......................................................................................

Diện tích: ................ m2 (Bằng chữ: ....................................................)

Hình thức sử dụng: Sử dụng riêng: ..................... m2; Sử dụng chung:…. .......m2

Mục đích sử dụng: .....................................................................

Thời hạn sử dụng: ......................................................................

Nguồn gốc sử dụng: ...................................................................

Điều 02: Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán

Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Bên A và Bên B thỏa thuận ấn định đối với thửa đất như trên cho Bên B được quy định ở Điều 01 của hợp đồng này là ……………. VNĐ (Băng chữ: ……………..).

Phương thức thanh toán: Bên B thanh toán cho Bên A thông qua phương thức …………..

Điều 03: Việc giao và đăng ký quyền sử dụng đất

Bên A có nghĩa vụ chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ, các giấy tờ liên quan đến thửa đất chuyển nhượng được quy định tại Điều 01 của Hợp đồng này cho Bên B. Bên B có nghĩa vụ thanh toán cho Bên A theo đúng quy định tại Điều 02 của Hợp đồng.

Bên B có trách nhiệm đăng ký quyền sử dụng đất đối với mảnh đất được chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 04: Trách nhiệm nộp thuế và lệ phí

Thuế, lệ phí liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở theo Hợp đồng này do Bên B chịu trách nhiệm đóng.

Điều 05: Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng chuyển nhượng, nếu giữa các chủ thể phát sinh tranh chấp thì các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau.

Chỉ khi giữa các chủ thể không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện nhằm yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Hai bên cam đoan những nội dung được thỏa thuận trên đây là này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc. Các bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

Người chuyển nhượng                                           Người nhận chuyển nhượng

(ký, ghi rõ họ và tên)                                                     (ký, ghi rõ họ và tên)

3. Giấy mua bán đất viết tay có được công chứng không?

Như đã phân tích, hợp đồng mua bán nhà đất không bắt buộc các bên phải đánh máy. Đồng thời, căn cứ theo điểm a, b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp hợp đồng mà một bên hoặc các bên tham gia là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.

Như vậy, có thể thấy, bất kỳ hợp đồng mua bán nhà đất nào dủ viết tay hay đánh may đều cần được công chứng, chứng thực theo quy định, trừ trường hợp một bên hoặc các bên tham gia là tổ chức kinh doanh bất động sản.

Trên đây là mẫu Giấy mua bán đất viết tay. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Đất mua bằng giấy viết tay: 5 quy định cần biết để làm Sổ đỏ

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Biên bản tự kiểm tra công tác ATVSLĐ và quy trình tự kiểm tra

Mẫu Biên bản tự kiểm tra công tác ATVSLĐ và quy trình tự kiểm tra

Mẫu Biên bản tự kiểm tra công tác ATVSLĐ và quy trình tự kiểm tra

Tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là yêu cầu đặt ra với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm đánh giá nguy cơ rủi ro, đồng thời báo cáo, tổng kết về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Các nội dung đánh giá, kiểm tra ATVSLĐ sẽ được ghi lại trong Biên bản tự kiểm tra công tác ATVSLĐ.