1. Mẫu giấy đề nghị nhận chế độ BHXH khi người hưởng từ trần
Dưới đây là mẫu giấy đề nghị nhận chế độ BHXH khi người hưởng từ trần mới nhất ban hành kèm Quyết định số 523/QĐ-BHXH ngày 31/3/2023 của BHXH Việt Nam:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________
GIẤY ĐỀ NGHỊ NHẬN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI
KHI NGƯỜI HƯỞNG TỬ TRẦN
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội………………………
Tôi tên là:……….Sinh ngày …….tháng …….năm …...Mối quan hệ với người từ trần:…….
Số CCCD/CMND/Số định danh cá nhân…………….…Ngày cấp:………….Nơi cấp:.........
Nơi cư trú (ghi rõ: số nhà, đường phố, tổ/xã/phường):………………………………………
Số điện thoại liên hệ:……………………………………………………………………………
Là thân nhân của ông/bà: …………………………………..
Số sổ BHXH/Mã số BHXH: ……………………………….
Số CCCD/CMND/Số định danh cá nhân…………...Ngày cấp……………Nơi cấp:................
Ông/bà ………………chết ngày ………...tháng……….. năm ……….(Trích lục khai tử số…; ngày…...tháng…..năm….do cơ quan/đơn vị…..cấp).
Nơi nhận lương hưu, trợ cấp BHXH trước khi chết:……………………………………..
Được sự nhất trí của các thân nhân trong gia đình, tôi xin thay mặt cho những thân nhân dưới đây để nhận chế độ BHXH của người đang hưởng chế độ BHXH đã từ trần:
1. Ông (Bà):……………………………Sinh ngày………tháng……..năm……………………
Số CCCD/CMND/Số định danh cá nhân…………….Ngày cấp:…….Nơi cấp:…………
Số điện thoại:…………………………………………………………………………………...
Nơi cư trú:……………………………………………………………………………………….
Mối quan hệ với người từ trần:……………………………………………………………….
2. Ông (Bà):…………………………….Sinh ngày………tháng……..năm…………………
Số CCCD/CMND/Số định danh cá nhân …………..Ngày cấp:……..Nơi cấp:……………
Số điện thoại:……………………………………………………………………………………
Nơi cư trú: ………………………………………………………………………………………
Mối quan hệ với người từ trần: ………………………………………………………………..
3. ………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Đề nghị cơ quan BHXH xem xét, giải quyết chế độ BHXH cho gia đình chúng tôi theo quy định.
4. Cam kết của các thân nhân: Chúng tôi là thân nhân của ông/bà:……………Đồng ý cử ông/bà……….là người đại diện cho gia đình lập Giấy đề nghị nhận chế độ BHXH khi người hưởng từ trần. Chúng tôi cam kết những thông tin kê khai trên đây là đầy đủ, đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai cũng như trong trường hợp xảy ra tranh chấp về việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH theo chế độ của người hưởng đã từ trần.
5. Cam kết của người khai: Tôi cam kết Tôi là người được các thân nhân thống nhất ủy quyền lập Giấy đề nghị theo mẫu số 3-CBH. Tôi xin cam đoan những nội dung kê khai là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xảy ra tranh chấp./.
Xác nhận của các thân nhân về việc cử người đại diện đề nghị nhận chế độ BHXH khi người hưởng từ trần
Người thứ nhất:........................................
(Ký hoặc điểm chỉ, ghi rõ họ tên)
Người thứ hai:............................... …….
(Ký hoặc điểm chỉ, ghi rõ họ tên)
Người thứ ba:................................ ………
(Ký hoặc điểm chỉ, ghi rõ họ tên)
Người thứ (n):............................................
(Ký hoặc điểm chỉ, ghi rõ họ tên)
……..., ngày…..tháng….năm…. Chứng thực về chữ ký hoặc điểm chỉ của người đề nghị | ……..., ngày…..tháng….năm…. Người đề nghị (Ký hoặc điểm chỉ, ghi rõ họ tên) |
Xét duyệt của cơ quan BHXH - Tổng số tháng được truy lĩnh:…….tháng Từ tháng…..năm…..đến tháng…năm….. - Tổng số tiền được truy lĩnh:……đồng Bằng chữ:…………………………… …..,ngày……tháng……năm……. Giám đốc BHXH (Ký tên, đóng dấu) |
2. Hướng dẫn điền, chứng thực mẫu giấy đề nghị nhận chế độ BHXH khi người hưởng từ trần
Quyết định 523/QĐ-BHXH hướng dẫn điền mẫu giấy đề nghị nhận chế độ BHXH khi người hưởng từ trần như sau:
- Người đề nghị là thân nhân, đại diện cho các thân nhân lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp BHXH của người hưởng đã từ trần có tháng chưa nhận lương hưu, trợ cấp BHXH.
- Chỉ kê khai thân nhân là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con.
- Chứng thực chữ ký hoặc điểm chỉ của người đề nghị: Là chứng thực của chính quyền địa phương hoặc Phòng Công chứng hoặc Thủ trưởng trại giam, trại tạm giam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam.
Nếu Tờ khai có từ 02 tờ rời trở lên thì giữa các tờ phải đóng dấu giáp lai của nơi chứng thực chữ ký hoặc điểm chỉ.
- Trong trường hợp thân nhân người hưởng từ trần chưa có đề nghị cơ quan BHXH giải quyết trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất thì khi đến cơ quan làm thủ tục đề nghị phải xuất trình trích lục khai tử hoặc giấy báo tử.
3. Các trường hợp thân nhân được trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất
3.1. Trợ cấp mai táng
Căn cứ Điều 67 Luật BHXH 2014, những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
- Người lao động đang đóng BHXH hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
- Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
Xem đầy đủ: Chế độ tử tuất: Đối tượng, điều kiện và mức hưởng
3.2. Trợ cấp tuất hằng tháng
Thân nhân của các đối tượng nêu ở mục 3.1 sẽ được hưởng tiền tuất hằng tháng nếu người đã mất thuộc một trong các trường hợp:
- Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH 1 lần;
- Đang hưởng lương hưu;
- Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Điều 68 Luật BHXH quy định, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bao gồm:
(1) - Con chưa đủ 18 tuổi; con từ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con sinh khi bố chết mà mẹ đang mang thai;
(2) - Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
(3) - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ/cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ/mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên với nữ;
(4) - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ/cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng nếu dưới 60 tuổi với nam, dưới 55 tuổi với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Lưu ý: Thân nhân thuộc trường hợp (2), (3), (4) phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập này không bao gồm khoản trợ cấp về ưu đãi người có công.
3.3. Trợ cấp tuất một lần
Khoản 1 Điều 69 Luật BHXH quy định, thân nhân hưởng trợ cấp tuất một lần trong các trường hợp:
- Người lao động chết không thuộc trường hợp để thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
- Người lao động chết thuộc trường hợp thân nhân được hưởng tiền tuất hàng tháng nhưng lại không có thân nhân đủ điều kiện hưởng;
- Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con/vợ/chồng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Người lao động chết mà không có thân nhân thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo pháp luật thừa kế.
Trên đây là mẫu giấy đề nghị nhận chế độ BHXH khi người hưởng từ trần và các thông tin liên quan. Nếu gặp vướng mắc nào khác, bạn đọc liên hệ 19006192 để được hỗ trợ sớm nhất.