Điều kiện để được đăng ký hộ khẩu tại nơi không phải nhà mình
Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú – Điều 1 Luật Cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013.
Theo đó, công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Nếu có chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được chủ sở hữu của căn nhà đó đồng ý bằng văn bản.
Ngoài ra, để được đăng ký hộ khẩu thường trú tại thành phố, công dân phải đáp ứng đủ 01trong 05 điều kiện sau đây:
- Có chỗ ở hợp pháp. Muốn đăng ký vào thành phố trực thuộc Trung ương:
+ Có thời gian tạm trú ở thành phố đó từ 01 năm trở lên: Đăng ký thường trú vào huyện, thị xã
+ Có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 02 năm trở lên: Đăng ký thường trú vào quận
- Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình;
- Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;
- Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;
- Đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải:
+ Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân;
+ Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;
+ Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Khi nào phải xin xác nhận đồng ý cho đăng ký thường trú
Từ quy định nêu trên, khi muốn nhập khẩu vào nơi đang tạm trú, ở nhờ hoặc để phục vụ công việc, học tập của mình mà không đủ điều kiện tự đăng ký hộ khẩu, phải nhờ đến người quen xác nhận và chấp thuận cho đăng ký vào nhà ở của người đó thì phải xin xác nhân chấp thuận.
Trong đó, nội dung của giấy xác nhận chấp thuận phải gồm:
- Họ tên, thông tin nhân thân của người có nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;
- Thông tin về địa chỉ kèm giấy tờ hợp pháp về căn nhà thuộc sở hữu của người quen, người thân;
Để thực hiện được việc đăng ký thường trú trong trường hợp đang ở nhờ, mượn, thuê, công dân phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
- Bản khai nhân khẩu;
- Giấy chuyển hộ khẩu;
- Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp
- Giấy đồng ý cho nhập khẩu có xác nhận của công an địa phương;
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, công dân đến nộp hồ sơ tại cơ quan công an:
- Huyện, quận, thị xã nếu là thành phố trực thuộc Trung ương;
- Xã, thị trấn thuộc huyện, công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh với việc nhập khẩu tại tỉnh.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ ơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ. Nếu không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(Điều 21 Luật Cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013).
Mẫu Giấy chấp thuận cho đăng ký thường trú chi tiết nhất (Ảnh minh họa)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY CHẤP THUẬN CHO ĐĂNG KÍ THƯỜNG TRÚ
VÀO NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU HỢP PHÁP CỦA CÁ NHÂN
1- Họ và tên: ..................................................................................
- Ngày, tháng, năm sinh: ...................... Giới tính: ........................
- Số CMND: ................ Ngày cấp: ............. Nơi cấp:..................
- Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú:..................................................
- Số điện thoại: ................. Số Fax: ............... E-mail:..............
2- Hiện tôi đang có nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp tại địa chỉ: ................
Tôi đồng ý cho những người có tên dưới đây đang thuê/mượn/ở nhờ được đăng kí thường trú vào địa chỉ nói trên:
STT | Họ và tên | Ngày sinh | Số giấy tờ nhân thân | Nơi cấp | Chỗ ở hiện nay | Quan hệ với người có chỗ ở hợp pháp |
Tôi xin cam đoan những nội dung trên là đúng sự thật./.
Xác nhận của UBND phường, xã Làm tại...., ngày....tháng... năm....
về các nội dung ghi tại điểm 1 Người viết giấy
(Ký, ghi rõ họ tên)
>> Luật Cư trú: 8 điểm mới người dân cần biết
Nguyễn Hương