Giấy báo có là gì? Mẫu giấy báo có chuẩn nhất 2024

Giấy báo có là một loại chứng từ kế toán rất quan trọng đối mỗi doanh nghiệp nhưng không phải ai cũng hiểu rõ giấy báo có là gì.

1. Giấy báo có là gì?

Giấy báo có (tiếng Anh là Credit note) là được hiểu một văn bản thông báo cho tài khoản của cá nhân hoặc doanh nghiệp về số tiền đã nhận được, số tiền đã được trả từ đơn vị khác với mục đích nào đó.

Giấy báo có của do ngân hàng là văn bản do ngân hàng cấp cho khách hàng để thông báo về các biến động về giao dịch trong tài khoản. Trên giấy này sẽ ghi chi tiết số tiền biến động và thời gian diễn ra.

Giấy báo có được coi là một loại chứng từ gốc làm căn cứ ghi sổ, phục vụ công tác hạch toán theo dõi, đối chiếu sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng. Giấy báo có của ngân hàng luôn được kế toán quan sát và quản lý chi tiết.

Giấy báo có của ngân hàng phải được làm theo mẫu quy định của Ngân hàng nhà nước, bao gồm các thông tin bắt buộc sau:

  • Số hiệu chứng từ: Có chi tiết tên gọi và số hiệu chứng từ.
  • Tên gọi “GIẤY BÁO CÓ” thường được viết in hoa và ở giữa tờ giấy. Số hiệu chứng từ hay còn gọi là số giao dịch sẽ nằm ở góc trên cùng bên tay phải. Thông tin số hiệu này là duy nhất và độ chính xác phải cao. Bởi nó rất quan trọng trong việc tránh sai sót chứng từ.
  • Ngày tháng năm: Đây là ngày tháng năm giao dịch phát sinh. Nó thường được viết ở chính giữa, ngay dưới tên chứng từ. Định dạng của ngày tháng năm là dd/mm/yyyy.
  • Tên đơn vị lập chứng từ: Trên giấy báo có của ngân hàng phải có chi tiết tên và chi nhánh ngân hàng cấp giấy báo có này. Bên cạnh đó, thường thì logo của ngân hàng cũng sẽ xuất hiện ở góc bên trái chứng từ. Dưới logo là tên ngân hàng. Dưới tên ngân hàng là chi nhánh cấp giấy. Tên này cần đầy đủ theo đăng ký kinh doanh của ngân hàng.
  • Tên đơn vị nhận chứng từ: Thường tên này sẽ được viết chính giữa giấy, ngay dưới tên đơn vị lập chứng từ và sau chữ “Kính gửi” để thể hiện sự trang trọng, lịch sự. Tên này cũng cần đầy đủ cả họ lẫn tên với cá nhân. Với doanh nghiệp, tên cần đầy đủ theo đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, cần có mã số thuế được ghi kèm ở bên dưới.
  • Nội dung giao dịch: Nội dung giao dịch chính là nghiệp vụ phát sinh, là thông báo của ngân hàng khi tài khoản của khách hàng biến động. Dưới mã số thuế là dòng chữ “Hôm nay, chúng tôi xin báo đã ghi có tài khoản của quý khách với nội dung”. Phần nội dung chi tiết sẽ là nội dung chuyển tiền của khách hàng.
  • Số tài khoản giao dịch: Tài khoản giao dịch chính là tài khoản của khách hàng, tài khoản ghi có. Trên giấy báo có phải được ghi chính xác số tài khoản này.
  • Số tiền giao dịch: Số tiền giao dịch dù chỉ một nghìn cũng cần lập giấy báo có. Nó sẽ được viết dưới cả hai định dạng là bằng số và số tiền bằng chữ ở ngay bên dưới.
  • Chữ ký người lập phiếu: Tại mẫu giấy của ngân hàng, người lập phiếu là giao dịch viên và kiểm soát. Ngoài ra, nếu chi nhánh ngân hàng nào không có giao dịch viên, chuyên viên phụ trách doanh nghiệp là người ký vị trí giao dịch viên. Giám đốc chi nhánh ký vị trí kiểm soát viên.
  • Dấu của ngân hàng: Sau khi giấy báo có được in, ký đầy đủ, người phụ trách cần đóng dấu đỏ của chi nhánh lên vị trí góc trái của ngân hàng để xác nhận giấy hợp lệ. Lúc này, giấy báo có mới hoàn thiện.
Giấy báo có là gì? Mẫu giấy báo có chuẩn nhất hiện nay
Giấy báo có là gì? Mẫu giấy báo có chuẩn nhất hiện nay (Ảnh minh họa)

2. Mẫu giấy báo có của Ngân hàng Nhà nước

Mẫu giáy báo có theo Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài Chính

Số:...........................

Năm NS:………...

Cơ quan Tài chính                                                                

GIẤY BÁO CÓ
..............................

Thực chi     Tạm ứng

Chuyển khoản     Tiền mặt

(Đánh dấu X vào ô tương ứng)

Căn cứ Thông tri duyệt y dự toán số..................................................... ngày........................

Yêu cầu Kho bạc Nhà nước.....................................

Chi Ngân sách............................................ 
Tài khoản: ..............................................................................................

Mã TCNS: .................................................... 
Tên CTMT, DA: ......................................................................

Mã CTMT, DA: ................................................................................

Nội dung chi

Mã NDKT

chương

Mã ngành KT

Mã nguồn NSNN

Số tiền

Tổng cộng

Tổng số tiền ghi bằng chữ: ..............................................................................

Đơn vị nhận tiền/Người nhận tiền:
................................................................................................

Số CMND: ................................... Cấp ngày: .................... Nơi cấp: .................................

Tài khoản: ................................................................  Tại KBNN(NH):............................................

Ngày.......tháng......năm ............

Kế toán trưởng KBNN (NH)                    Giám đốc KBNN (NH)

3. Phân biệt giấy báo có và giấy báo nợ

Giấy báo có và giấy báo nợ là các loại chứng thường xuyên được sử dụng trong hoạt động kế toán doanh nghiệp. Sau đây là các tiêu chí phân biệt hai loại chứng từ này:

so sánh

Giấy báo nợ

Giấy báo có

Khái niệm

Là loại chứng từ do ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản phát hành để thông báo cho chủ tài khoản biết số tiền trong tài khoản giảm và nội dung của giao dịch thanh toán.

Là loại chứng từ do ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản phát hành để thông báo cho chủ tài khoản biết số tiền trong tài khoản tăng và nội dung của giao dịch thanh toán.

Ý nghĩa

Dùng làm căn cứ để ghi sổ sách, phản ánh về một khoản nợ được thực hiện vào tài khoản của doanh nghiệp

Dùng để phản ánh một khoản ghi có được thực hiện vào tài khoản của doanh nghiệp

Mục đích sử dụng

Dùng để thông báo về một khoản tiền mà doanh nghiệp cần thanh toán hoặc nhắc nhở về một khoản tiền sắp đến hạn.

Dùng để thông báo về một khoản tiền đã được ghi Có vào tài khoản của doanh nghiệp, bao gồm đơn vị đã trả và nội dung chi trả vì mục đích gì.

Trên đây là các thông tin về giấy báo có và mẫu giấy báo có của Ngân hàng Nhà nước.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Khi có khúc mắc trong về thuế, doanh nghiệp có thể gửi Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế quản lý để được hướng dẫn giải quyết theo quy định của pháp luật. Mời bạn đọc tải ngay mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế được nhiều người sử dụng nhất tại bài viết này.