Mẫu Đơn xin từ chức phù hợp với mọi đối tượng

Văn hóa từ chức không quá xa lạ ở một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc,…nhưng ở Việt Nam, văn hóa này mới thực sự xuất hiện chỉ trong vài năm trở lại đây.

https://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2019/04/09/Mau-Don-xin-tu-chuc-moi-nhat_0904101704.doc
Các trường hợp không được từ chức

Trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, việc từ chức, thôi giữ chức vụ không hạn chế bất cứ một ai.

Ngược lại, tại các cơ quan, đơn vị Nhà nước thì không phải cán bộ, công chức nào đang giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm đều có thể xin từ chức.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể Luật cán bộ, công chức 2008 và các văn bản hướng dẫn liên quan đều không có quy định cụ thể về các trường hợp cán bộ, công chức không được từ chức.

Tuy nhiên, Điều 7 Quy định 260-QĐ/TW quy định cán bộ không được từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp:

- Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật, chưa hoàn thành nhiệm vụ mà cần tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ do bản thân cán bộ đã thực hiện; nếu cán bộ từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ mà đơn vị được giao;

- Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan bảo vệ pháp luật.

Mẫu Đơn xin từ chức mới nhất

LuatVietnam cung cấp Mẫu Đơn xin từ chức mới nhất hiện nay, tuy nhiên không thật sự mong muốn bất cứ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nào phải sử dụng đến mẫu đơn này.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------***-------

ĐƠN XIN TỪ CHỨC

Kính gửi (1): ………..………………………

Tôi tên:………………….………………………………………………………..

Số CMND:……………….…Ngày cấp:…….………Nơi cấp:………………..

Quê quán (2): ………………………………………………………...………….

Đăng ký thường trú (3):……………….………………………………………...

Nơi ở hiện tại (4): ………………………………………………………………..

Đơn vị công tác (5): ……………………………………………………………..

Chức vụ (6): …………………………………………………………………......

Tôi làm đơn này kính mong (7) …………………. xem xét cho tôi thôi giữ chức vụ (8) ……………………………kể từ ngày …... tháng .…. năm .…. với lý do (9): ……………………………………………………………………..……………….…………………………………………………………...………

Kính mong Quý cơ quan xem xét chấp nhận nguyện vọng của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

………., ngày..…tháng…..năm…….

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn viết Đơn xin từ chức mới nhất

(1) (7) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Giám đốc/Tổng Giám đốc).

(2) Ghi chi tiết xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(3) Ghi đúng địa chỉ theo sổ hộ khẩu.

(4) Ghi chi tiết số nhà, đường/phố/thôn/ấp, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(5) Ghi cụ thể cơ quan, đơn vị nơi người làm đơn đang công tác, làm việc.

(6) (8) Ghi rõ chức vụ đang đảm nhiệm: Giám đốc, chủ nhiệm, trưởng phòng, phó trưởng phòng,…

(9) Người làm đơn vừa nêu rõ lý do của việc từ chức, thôi giữ chức vụ, vừa thể hiện được tinh thần trách nhiệm trong công việc để giữ được hình ảnh tốt nhất trong mắt người ở lại.

Chính vì vậy, cần lựa chọn lý do hợp lý nhất để đạt được nguyện vọng và tạo được thiện cảm cho lãnh đạo, đồng nghiệp.

Thực tế có rất nhiều lý do khiến một người từ chức, có thể:

- Vì yêu cầu nhiệm vụ:

Luân chuyển, chuyển giao vị trí lãnh đạo hoặc vị trí quản lý trong các cơ quan nhà nước;

- Vì hoàn cảnh cá nhân:

+ Gia đình chuyển nơi sinh sống;

+ Điều kiện sức khỏe của bản thân;

- Vì năng lực của bản thân:

+ Tự giác nhận thấy sự hạn chế về năng lực chuyên môn;

+ Tự giác nhận thấy không còn đủ uy tín để hoàn thành nhiệm vụ được giao, chức vụ đang đảm nhiệm;

+ Chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao;

+ Sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cấp phó hoặc nhân viên mà mình là người đứng đầu;

- Vì lý do khác.

Thủ tục xin từ chức đơn giản nhất

Để đạt được đúng nguyện vọng của mình, cán bộ, công chức, người lao động có thể thực hiện theo trình tự dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin từ chức gồm đơn xin từ chức nêu trên.

Bước 2: Gửi hồ sơ xin từ chức cho người có thẩm quyền (Thường sẽ gửi cho cơ quan đã bầu, bổ nhiệm chức vụ cho mình)

Bước 3: Gửi hồ sơ xin từ chức cho các cơ quan liên quan có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 4: Người đứng đầu, người có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ và đưa ra quyết định cuối cùng.

Trường hợp không thể tiếp tục làm viêc, cán bộ, công chức, người lao động có thể làm đơn xin nghỉ việc để tìm kiếm công việc mới phù hợp với bản thân hơn.

https://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2019/04/09/Mau-Don-xin-tu-chuc-moi-nhat_0904101704.doc

Trên đây là Mẫu Đơn xin từ chức mới nhất do LuatVietnam cung cấp với những thông tin liên quan. Ngoài ra, LuatVietnam còn đem đến nhiều biểu mẫu khác hữu ích trong đời sống thường ngày và trong quá trình làm việc, độc giả có thể tham khảo tại đây.

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là việc cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ phải làm định kỳ hằng năm.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Khi có tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải. Trường hợp không tự hòa giải thì nộp đơn yêu cầu tại UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải. Để phục vụ cho các bên yêu cầu giải quyết tranh chấp dưới đây là mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai.