Khi nào được thay đổi người trực tiếp nuôi con?
Theo Điều 84 Luật hôn nhân và Gia đình 2014, trên cơ sở lợi ích của trẻ, khi có đơn yêu cầu và xét thấy có một trong các căn cứ dưới đây thì Tòa án sẽ xem xét, quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên, Tòa án phải xem xét nguyện vọng của con khi thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Để yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn, người có yêu cầu (thường là cha/mẹ trẻ) nộp đơn xin thay đổi người nuôi con sau ly hôn và các giấy tờ liên quan cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền (Tòa án nơi người con đang cư trú).
Mẫu Đơn xin thay đổi người nuôi con sau ly hôn (Ảnh minh họa)
Đơn xin thay đổi người nuôi con sau ly hôn cập nhật mới nhất
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN
Kính gửi: Tòa án nhân dân quận (huyện)...............................................................(1)
Tên tôi là:............................................................(2) Sinh năm:...............................(3)
Nghề nghiệp:...........................................................................................................(4)
Hộ khẩu thường trú:................................................................................................(5)
Tạm trú:...................................................................................................................(6)
Điện thoại liên hệ:....................................................................................................(7)
Tại bản án, quyết định:............................................................................................(8)
ngày...tháng...năm............(9) của Tòa án nhân dân................................................(10)
Về phần con chung:................................................................................................(11)
Hiện con chung đang ở với anh (chị)........................................(12) là trực tiếp nuôi dưỡng.
Hộ khẩu thường trú:...............................................................................................(13)
Tạm trú:..................................................................................................................(14)
Điện thoại liên hệ:..................................................................................................(15)
Nhưng nay do hoàn cảnh của tôi:........................................................................... (16)
Tôi đề nghị Tòa án giải quyết cho tôi được trực tiếp nuôi con chung là: ...................(17)
........., ngày...tháng....năm....
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn điền Đơn xin thay đổi người nuôi con sau ly hôn
(1) Tòa án nhân dân nộp Đơn xin thay đổi người nuôi con sau ly hôn
(2) (3) (4) (7) Điền chính xác thông tin cá nhân của người nộp đơn
(5) Phần hộ khẩu thường trú ghi đúng như trong hộ khẩu
(6) Ghi rõ: số nhà, ngõ, đường, phường, thành phố
(8) Bản án ly hôn hoặc Quyết định công nhận thuận tình ly hôn của cha mẹ trẻ
(9) Ngày, tháng, năm Tòa án công nhận ly hôn
(10) Tòa án nhân dân xét xử vụ án ly hôn
(11) Ghi chính xác nội dung Con chung trong bản án hoặc Quyết định công nhận ly hôn của Tòa án
(12) Ghi thông tin người đang trực tiếp nuôi dưỡng trẻ
(13) (14) (15) Ghi chính xác thông tin cá nhân của người đang trực tiếp nuôi dưỡng trẻ
(16) Ghi lý do muốn được thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Phần này cần viết chính xác, thuyết phục.
Ví dụ: Do bố cháu công việc bấp bênh, không có điều kiện lo lắng, chăm sóc con. Về bản thân tôi có công việc kinh doanh thu nhập cao, có nhiều thời gian chăm sóc và dạy dỗ cháu.
(17) Tên con.
Thủ tục xin thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Để được giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, cha mẹ phải chứng minh mình có đủ các điều kiện kinh tế và tinh thần để tạo cho con môi trường phát triển tốt nhất về mọi mặt: trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục …
Theo đó, người muốn giành quyền nuôi con phải chứng minh mình có đủ điều kiện vật chất về thu nhập, tài sản, nơi ở ổn định..., chứng minh mình có đủ thời gian để ở bên con, chăm sóc, nuôi dưỡng con, luôn phải đặt con lên hàng đầu…
Ngoài việc chứng minh điều kiện nuôi con của mình, bên có nhu cầu giành quyền nuôi con có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái, thường xuyên có hành vi bạo lực, thu nhập không ổn định ….
Để được tòa án giải quyết yêu cầu thay đổi người trực tiếp ly hôn, bạn cần chuẩn bị những thủ tục sau:
- Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
- Bản án ly hôn;
- Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);
- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Người muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn phải gửi hồ sơ tới Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để được giải quyết.
Lưu ý:
- Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì ai trong hai vợ chồng muốn nuôi con phải hỏi qua nguyện vọng của con
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao trực tiếp cho mẹ trừ khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi và chăm sóc con.
Quyền của cha mẹ khi không trực tiếp nuôi con
Sau ly hôn, mặc dù một trong hai bên cha, mẹ không thể được trực tiếp nuôi con, nhưng họ vẫn có những quyền sau đối với con:
- Quyền thăm nom con;- Cấp dưỡng cho con.
Dù không nuôi con, mối quan hệ cha/ con, mẹ/con là không thể chối cãi. Và điều quan trọng nhất là cho con có một cuộc sống tốt đẹp chứ không phải điều 02 bên đem ra "giành giật".
Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900 6192 để được giải đáp nhanh nhất.
>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?
>> Mẫu Đơn ly hôn chuẩn của Tòa án và thủ tục ly hôn nhanh nhất